Huyết áp thấp điều trị theo y học cổ truyền

Huyết áp thấp điều trị theo y học cổ truyền:

Huyết áp thấp điều trị theo y học cổ truyền
     Huyết áp thấp là khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Triệu chứng chủ yếu của huyết áp thấp là hoa mắt, chóng mặt cũng tương tự như huyết áp cao, và cũng dễ nhầm với hạ đường huyết. Tuy huyết áp thấp mức độ nguy hiểm không bằng huyết áp cao nhưng cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được khám và điều trị kịp thời.
    Theo Đông y thuộc thể hư của chứng Huyễn vựng, Hư lao, Tâm quý.

I.    Nguyên nhân của huyết áp thấp
–    Triệu chứng chính của chứng huyết áp thấp là mệt mỏi, lạnh chân tay. Đó là những dấu hiệu của tỳ khí hư yếu, vì vậy có thể cho rằng nguyên nhân chính gây nên huyết áp thấp là do tỳ khí hư yếu.
–    Tuy nhiên trên lâm sàng, tỳ khí hư thường kèm theo một số rối loạn khác như Âm hư, Dương hư, Thấp trệ, Khí trệ, Huyết ứ.
II.     Các thể bệnh và phương pháp điều trị:

Huyết áp thấp điều trị theo y học cổ truyền 1Chứng huyết áp thấp theo bất cứ nguyên nhân nào thì đều thuộc chứng hư:
+ Nhẹ thì do tâm dương bất túc, tỳ khí suy nhược.
+ Nặng thì thuộc thể tâm thận dương suy, vong dương, hư thoát.
Trên lâm sàng thường gặp các loại:
1.    Trung khí bất túc, Tỳ vị hư yếu:
–    Triệu chứng:  
+ Váng đầu, hồi hộp, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi.
+ Chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi.
+ Ăn kém, ăn xong bụng đầy.
+ Chất lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực.
+ Nếu kèm tâm dương hư (hồi hộp, cảm thấy trống rỗng ở vùng ngực, tay lạnh, móng tay tím tái, môi tím)
–    Pháp điều trị: Kiện tỳ, ích khí, dưỡng huyết.
–    Phương điều trị:
Bạch truật           10g                             Bạch linh        8g
Cam thảo             6g                              Hoài sơn         10g
Đẳng sâm            10g                             Bạch quả         8g
Trần bì                  8g                              Đương quy     10g
Xuyên khung         8g                             Đan sâm          10g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
–    Châm cứu: Túc tam lý, Tam âm giao, Bách hội, Khí hải.
–    Xoa bóp bấm huyệt: Xoa bóp vùng đầu mặt, ấn thêm các huyệt toàn thân: Có tác dụng: hoạt huyết giảm đau, nâng cao chính khí.

2.     Khí âm lưỡng hư:
–    Triệu chứng:
+ Đau đầu chóng mặt.
+ Khát, họng khô.
+ Lưỡi thâm đỏ, ít rêu khô, mạch tế sác.
–    Pháp điều trị: Dưỡng âm bổ huyết, ích khí kiện tỳ
–    Phương điều trị: Quy tỳ thang gia giảm
Đẳng sâm         12g                               Hoàng kỳ       12g
Đương quy       10g                               Bạch truật       10g
Long nhãn          8g                               Phục thần        6g
Táo nhân           10g                              Cam thảo         6g
Hoài sơn             8g                               Tang thầm       10g
Hà thủ ô             10g                              Trần bì             8g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
–    Châm cứu: Phục lưu, Tam âm giao, Túc tam lý, Bách hội.
–    Xoa bóp bấm huyệt: Xoa bóp vùng đầu mặt, ấn thêm các huyệt toàn thân: Có tác dụng: hoạt huyết giảm đau, nâng cao chính khí.

3.    Tỳ thận dương hư:
–    Triệu chứng:
+ Váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém.
+ Đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm.
+ Lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm nhược.
–    Pháp điều trị: Dưỡng thanh khiếu, tỉnh não, khai khiếu, ôn bổ tỳ thận dương.
–    Phương thuốc: Bát vị quế phụ gia giảm
Bạch quả          10g                                   Xuyên khung          8g
Đương quy        8g                                    Thục địa                 10g
Sơn thù              8g                                    Hoài sơn                 10g
Trạch tả             12g                                   Đan bì                    10g
Phục linh            10g                                  Phụ tử                      6g
Nhục quế            8g                                    Thạch xương bồ       8g
Ngày uống 1 thang chia 2 lần.  

–    Châm cứu: Khí hải, Bách hội, Quan nguyên, Túc tam lý.
–    Xoa bóp bấm huyệt: Xoa bóp vùng đầu mặt, ấn thêm các huyệt toàn thân: Có tác dụng: hoạt huyết giảm đau, nâng cao chính khí.

4.    Tỳ hư kèm thấp:
–    Triệu chứng:
+ Chóng mặt, đau đầu, tức ngực.
 + Nôn mửa, ăn khó tiêu.
+ Chân tay hơi phù, chân phù nhiều hơn.
+ Tiểu ít, tiêu lỏng.
+ Lưỡi nhạt bệu, mạch nhu hoãn vô lực.
–    Pháp điều trị: Nâng thanh khí lên não, thăng áp, táo thấp hóa trọc.
–    Phương điều trị : Bổ trung ích khí thang gia giảm

Đẳng sâm        12g                             Hoàng kỳ         12g
Đương quy      10g                             Bạch truật        10g
Thăng ma         10g                            Sài hồ                8g
Trần bì             10g                            Cam thảo           6g
Xuyên khung    8g                             Bạch quả           10g
Sắc ngày uống 1 thang chia 2 lần.
–    Châm cứu:
Bách hội, Túc tam lý, Trung quản, Phong long, Lương Khâu.
+ Nếu tỳ khí hư rõ thì thêm Tỳ du, Vị du.
+ Huyết hư thêm Cách du, Can du, Tỳ du.
+ Can uất khí trệ thêm Thái xung, Nội quan.
+ Tim hồi hộp thêm Nội quan, Thần môn.
–    Xoa bóp bấm huyệt: Xoa bóp vùng đầu mặt, ấn thêm các huyệt toàn thân: Có tác dụng: hoạt huyết giảm đau, nâng cao chính khí.

5.    Khí hư huyết ứ:
–    Triệu chứng:
+ Huyết áp thấp, đôi khi thấp thỉnh thoảng cao, tương ứng với chứng mỡ máu cao.
+ Chóng mặt đau đầu, mệt mỏi, đau như kim đâm.
+ Tâm phiền, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, không có sức.
+ Lưỡi tối có điểm ứ huyết, mạch huyền hoãn sác.
–    Pháp điều trị: Thăng dương, tỉnh não, thăng áp, hành huyết hóa ứ.
–    Phương thuốc:   Đối pháp lập phương
Thăng ma        10g                              Bạch quả          8g
Sài hồ                8g                              Đẳng sâm        10g
Bạch truật        12g                             Xuyên khung   10g  
Đào nhân          8g                              Hồng hoa          6g
Đương quy       10g                            Cam thảo          6g   
Hoàng kỳ          12g                            Trạch tả            8g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
–    Châm cứu:
Bách hội, Túc tam lý, tam âm giao, Cách du.
+ Tỳ hư thêm Thái bạch,Tỳ du.
+ Tâm phiền, ngực đầy thêm Nội quan, Thần môn.
+ Đờm trọc thêm Phong long, Trung quản.
+ Huyết hư thì bình bổ bình tả Tam âm giao, Cách du, bổ Can du, Tỳ du.
–    Xoa bóp bấm huyệt: Xoa bóp vùng đầu mặt, ấn thêm các huyệt toàn thân: Có tác dụng: hoạt huyết giảm đau, nâng cao chính khí.

6.    Tâm dương hư thoát:
–    Triệu chứng:
+ Váng đầu, hoa mắt, tinh thần mỏi mệt, buồn ngủ, ngón tay lạnh.
+ Chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch hoãn không lực hoặc trầm tế.
–    Phác điều trị: Ôn bổ tâm dương
–    Phương thuốc:
Lạc tiên          12g                                Long nhãn        10g
Bá tử nhân      10g                                Phụ tử chế          6g
Bạch thược     10g                                Bạch linh          10g
Can khương     8g                                 Đẳng sâm          10g
Bạch truật        10g                               Cam thảo             6g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
–    Cứu: Bách hội, Túc tâm lý, Quan nguyên, Khí hải, Dũng tuyền.
–    Xoa bóp bấm huyệt.

III.    Phòng bệnh
Lời khuyên cho bệnh nhân bị huyết áp thấp:

Huyết áp thấp điều trị theo y học cổ truyền

–    Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện huyết áp thấp.
–    Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất.
–    Những thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp như nên kiêng : rượu bia, đồ uống có cồn, mướp đắng, lòng trắng trứng gà, đồ uống có ga, khoai lang tím,…
Đặc biệt là rượu bia đồ uống có cồn có tác dụng làm hạ huyết áp một cách nhanh chóng.
–    Nên ăn các thức ăn giúp ổn định và tăng huyết áp gồm thực phẩm có nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, cà phê, trà đặc, thịt gà ác, táo đỏ, chim cút, cá diếc, sữa, mật ong, nước chanh pha muối đường, củ cải đường,… bổ sung hợp lý những thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày là biện pháp phòng ngừa bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả.
–    Nên rèn luyện sức khỏe một cách hợp lý, nên mang một ít bánh kẹo theo người vì tụt huyết áp kết hợp với hạ đường huyết rất nguy hiểm.
LỜI KHUYÊN:
Khi bị huyết áp thấp bạn nên đi thường xuyên kiểm tra huyết áp nên phòng bệnh bằng chế độ ăn và luyện tập. Nếu bệnh tiến triển làm bạn khó chịu hãy đi khám và điều trị thuốc Đông y, Phòng khám Đông y Vũ Gia Đường có nhiều phương pháp điều trị phù hợp và an toàn với bạn.

Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *