Làm giàu từ việc phát triển cây dược liệu Lào Cai có nên không?

Làm giàu từ việc phát triển cây dược liệu Lào Cai có nên không?
cây dược liệu Lào Cai
Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 6360,76km2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, trong đó có những đỉnh núi cao đồ sộ nhất ở nước ta. Khí hậu đa dạng có sự phân hoá rõ rệt. Trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh bên cạnh việc đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ – du lịch thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, chiếm hơn 70% cơ cấu lao động. Với đặc thù đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khí hậu cho phép Lào Cai có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng. Trong đó phát triển những loại cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới được coi là thế mạnh của tỉnh.
Thực tế cho thấy, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là huyện đi đầu trong vấn đề phát triển cây dược liệu, một số loại cây dược liệu ngoài Thảo quả đã trở thành hàng hóa là nguồn thu nhập chính của nông hộ, như cây Sa nhân tím, Cây Đương quy, Xuyên khung, Chè dây…

Ngoài ra trong những đợt khảo sát tại huyện Bát Xát, Sa Pa, Si Ma cai, Bắc Hà, Văn Bàn… tỉnh lào Cai vừa qua đã phát hiện rất nhiều loài cây dược liệu qúy dưới tán rừng tự nhiên, có giá trị kinh tế cao, có thể bán trong nước hoặc xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, như: Cây Bảy lá một hoa, cây Sói rừng, Khúc khắc, Củ bình vôi, Thiên niên kiện… cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả.

Một số loài cây dược liệu Lào Cai có thể phát triển trồng thành vùng chuyên canh hoặc xen dưới tán rừng mà không mất đi diện tích đất canh tác của các cây trồng khác, nâng cao hiệu quả kinh tế cụ thể:
Sa nhân tím tại xã Phìn Ngan Bát Xát
(1). Cây Sa nhân tím: Tên khoa học là Amonium longiligulave, họ gừng: Zingiberaceae là một trong những cây thuốc quý rất cần thiết cho dược liệu trong nước và xuất khẩu ra thế giới. Sa nhân tím là cây cho hàm lượng tinh dầu cao và rất có giá trị được người dân xã Phìn Ngan huyện Bát Xát đưa về trồng dười tán rừng tự nhiên, rừng tái sinh và đang được nhân rộng một số xã, huyện khác trong tỉnh.
Xét về giá trị cây Sa nhân, có giá trị làm thuốc chữa nhiều bệnh về đường ruột và dùng triết xuất tinh dầu làm hương liệu gia vị thực phẩm, làm nước hoa, dầu gôi… Với giá giao động là 100 – 160.000đ/1kg quả tười, 550 – 800.000/1kg quả khô, sau 2 – 3 năm trồng đã cho thu hoạch và ước đạt 15 – 20 triệu đồng/ha năm đầu và những năm tiếp sau còn cao hơn.
Cây Đương quy Nhật Bản
(2). Cây Đương quy Nhật Bản: Tên khoa học: Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc) Kitagawa. Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, là đầu vị dùng rất phổ biến trong đông y, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng, kích thích ăn ngon cơm, giấc ngủ sâu. Trồng Đương quy ở vùng cao thường vào tháng 1, 2 và thu hoạch vào tháng 11, 12 với diện tích 1ha cho sản lượng củ khô thu được bình quần là 2 – 2,5 tấn/ha với giá bán 80 – 120.000đ/kg củ khô đạt chuẩn (độ ẩm còn 13%, hình thái màu sắc vàng đẹp), như vậy trừ đi chi phí bỏ ra lợi nhuận thu được có thể từ 90 đến trên 120 triệu đồng/ha.

Cây-Ý-dĩ-trồng-tại-Sàng-Ma-Sáo-Pa-Cheo-Nậm-Pung-Phìn-Ngan-Bát-Xát-Lào-Cai
(3). Cây Ý dĩ (Tên khác: Bo bo, hạt cườm): Tên khoa học Coix lacryma- jobi L. Ý dĩ có tác  dụng chữa viêm phổi, viêm ruột, sỏi thận, tê thấp, nhức mỏi chân tay, … Thuốc bồi dưỡng cơ thể do có hàm lượng protid và lipid cao, dùng trong nước và xuất khẩu. Cây dễ tính, ưa đất đồi núi với khí hậu ôn hòa, cây vẫn sống tốt khi gặp hạn hán hoặc úng nước.  Ý dĩ trồng vào tháng 3-4 (Trồng khi có mưa) và thu hoạch vào T10-T11 khi cây héo vàng và quả chuyển thành màu nâu nhạt, năng suất 2,5-3,5 tấn/ha (Đối với giống cao sản), giá bán từ 12 – 16.000/kg hạt khô.
Thiết nghĩ, trồng và chế biến các sản phẩm dược liệu sẽ tạo ra các sản phẩm đặc trưng vùng miền, góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho người dân, bảo vệ rừng, bảo vệ đất chống sói mòn rửa trôi, bảo vệ tài nguyên và môi trường, đồng thời phát huy thế mạnh của tỉnh và bảo tồn được những loài dược liệu quí chữa bệnh cho người… Đây là hướng đi đúng, có tính khả thi trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đem lại thu nhập cao, tăng tính ổn định bền vững hệ sinh thái rừng, lại không ảnh hưởng đến quỹ đất của cây trồng khác, phù hợp với tập quá canh tác của bà con vùng cao, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của nước ta hiện nay “Phát triển nông nghiệp quan tâm đến tạo thu nhập cho người nông dân”.

Phòng khám đông y Vũ Gia Đường
Địa chỉ:  Số 5A- ngõ 122- Kim Giang- Đại Kim- Hoàng Mai- Hà Nội
BS Linh: 0906.799.222 hoặc 0936.244.940

Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về cây thuốc chữa bệnh:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *