CHỮA CẬN THỊ ĐÔNG Y CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?
Cận thị ??
là một tật khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ (bộc lộ qua động tác nheo mắt). Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên.
Cơ chế và triệu chứng
Mắt đóng vai trò là một thấu kính hội tụ và “hứng” ảnh lên trên võng mạc, thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh thị sẽ giúp não bộ nhận biết được hình ảnh. Ảnh của vật thông qua thấu kính của mắt sẽ nằm phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc đối với người bị cận thị, do đó ảnh sẽ bị nhòe đi.
Trong Quang vật lý học, điểm cực viễn là điểm xa nhất là mắt có thể nhìn rõ khi không điều tiết, điểm cực cận là điểm gần nhất mắt có thể ghi nhận ảnh rõ nhất sau khi điều tiết tối đa. Đối với mắt bình thường, điểm cực viễn sẽ là ở vô cực, điểm cực cận sẽ vào khoảng 50 cm. Mắt cận thị thì cả điểm cực cận và cực viễn đều bị dời ra phía trước, người ta xác định được độ cận bằng phép tính 1/OCv (OCv là khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn).
Mắt có 2 loại cận thị:
1) Cận thị nhẹ :
Dưới 6 diôp: đáy mắt không có tổn thương ở mạch võng mạc. Độ cận tăng dần từ tuổi học đường đến trưởng thành, tuổi thành niên rồi cố định. Đeo kính phân kỳ thì thị lực trở lại bình thường. Nếu cận thị nhẹ diễn biến bình thường nơi người có sức khỏe bình thường, độ cận sẽ không thay đổi cho đến lúc lớn tuổi, lúc đó lão thị sẽ làm giảm số Diôp, khi đọc sách có thể hạ số kính hoặc bỏ kính.
2) Cận thị nặng (Cận thị bệnh):
Trên 7 Diôp, dù đeo kính thị lực vẫn không đạt được mức bình thường, mắt trông lớn có vẻ như hơi lồi, đáy mắt có nhiều suy biến nơi mạch mạc và võng mạc.
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị.
– Do Thủy tinh thể quá phồng hoặc do nhãn cầu dài quá làm cho hình ảnh hiện lên trước võng mô. Bình thường đường kính trước sau của nhãn cầu vào khoảng 20mm, nơi người Cận thị đường kính đó gia tăng làm cho mắt dài quá khổ, hình ảnh thu vào võng mạc bị khuếch tán gây ra mờ, không rõ.
– Do không biết điều tiết mắt, bắt mắt làm việc (đọc sách, xem truyền hình…) quá lâu gây mỏi cơ mắt, đọc sách ở nơi không đủ ánh sáng.
– Theo YHCT do Thận và Can suy, Can khai khiếu ở mắt, Can lại tàng huyết, nếu huyết không đủ đem lên nuôi dưỡng phần trên làm mắt sẽ suy kém. Thận sinh Can, nếu Thận Thủy suy kém không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can không khai khiếu được ở mắt, mắt sẽ kém. Thường là do dương khí hư kém bên trong.
Điều trị:
Hãy đến với trung tâm y học Vũ Gia Đường để có tư vấn tốt nhất về cận thị cũng như có phương pháp chữa cận thị bằng đông y mà không gây tác dụng phụ cũng như tổn hại về sức khỏe!
Chi tiết xin liên hệ để tư vấn khám chữa bệnh bằng đông y chu đáo nhất: