NGUYÊN NHÂN, PHÂN LOẠI NÁM & TÀN NHANG

TRỊ NÁM, TÀN NHANG

I. Nguyên nhân gây ra nám/tàn nhang:
– Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra nám và tàn nhang. Tàn nhang là những đốm màu nâu xuất hiện rải rác trên bề mặt da, trong khi nám thường được dùng để chỉ những vùng da biến đổi màu sắc (thường là sẫm hơn màu da mặt) ở những vùng lớn hơn, có thể đối xứng hoặc nằm rải rác trên da mặt.
– Nguyên nhân chung cho việc xuất hiện nám và/hoặc tàn nhang là do sự sản sinh bất thường của melanocyte (tế bào sắc tố). Quá trình sản sinh của melanocyte chịu sự tác động của 2 nhóm yếu tố: bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong bao gồm tác động của histamin, quá trình turnover (quá trình sừng hóa) bất thường, sự thay đổi của hormone trong cơ thể (thường xuất hiện trong quá trình mang thai, uống thuốc liên quan đến điều tiết hormone hay sự thay đổi hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh…). Ngoài các yếu tố bên trong, quá trình sản sinh melanocyte còn chịu sự tác động của những yếu tố bên ngoài như tiếp xúc nhiều với tia cực tím (có trong ánh nắng mặt trời hay thậm chí ánh sáng đèn flash…) mà quá trình sản sinh melanin bị rối loạn.
II. Các loại nám/tàn nhang:
1. Nhóm sắc tố đối xứng (nám):
– Loại nám này liên quan đến sự biến đổi của hoormone và dây thần kinh tự trị. Thường xuất hiện vùng rộng có đối xứng trái phải, không có ranh giới rõ ràng. Có thể xuất hiện trong và sau thai kỳ, trong giai đoạn tiền mãn kinh…
2. Nhóm sắc tố xuất hiện do lão hóa (hay còn gọi là đồi mồi):
– Loại nám này xuất hiện cùng với quá trình lão hóa (aged-spot). Ðặc biệt dễ xuất hiện ở những người da nhờn quá do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
3. Nhóm sắc tố hình đốm (tàn nhang):
– Là nhóm tế bào sắc tố có hình chàm màu sậm, có thể xuất hiện ở bất kì chỗ nào trên cơ thể. Loại này là một dạng biến đổi bất thường của tế bào sắc tố và là kết quả của quá trình di truyền lỗi (quá trình sao chép ADN và ARN tế bào bị lỗi)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *