LÔ HỘI (lưỡi hổ)
– Tên khoa học: Aloe.
– Bộ phận dùng: dịch cô đặc của lá cây lô hội Aloe Barbadensis Miller;
thuộc họ hành tỏi (Liliaceae).
– Tính vị quy kinh: lạnh, đắng; quy kinh can, kinh đại trường.
– Tác dụng: tả hạ thanh can, sát trùng (diệt ký sinh trùng đường ruột).
– Chỉ định:
+ Chứng tâm can hoả vượng gây đại tiểu tiện bí, bứt rứt, mất ngủ thì
thường phối hợp dùng với chu sa.
+ Chứng can kinh thực hoả gây ra đại tiện bí, tiểu tiện đỏ, đau đầu, chóng
mặt, dễ cáu bẳn, co giật thì thường phối hợp dùng với long đởm khảo, chi tử,
thanh đại (như bài Đương quy lô hội hoàn: đương quy, long đởm khảo, chi tử,
hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, đại hoàng, thanh đại, lô hội, mộc hương, xạ
hương).
+ Chứng cam tích ở trẻ em gây đau bụng giun, sắc mặt ám vàng, hình thể
gầy yếu thì thường phối hợp dùng với thuốc kiện tỳ và khu trùng.
Ngoài ra lô hội còn được dùng ngoài để điều trị hắc lào.
– Liều dùng: 1 – 2g/ngày. Dùng ngoài thì lượng tùy theo mức độ bệnh.
– Chú ý: cấm dùng khi tỳ vị hư nhược, ăn ít, đại tiện lỏng, phụ nữ có thai.
– Tác dụng dược lý: lô hội có tác dụng kích thích tả hạ đồng thời gây đau
bụng và sung huyết vùng khung chậu, có thể gây nên viêm thận; ức chế sinh
trưởng của ung thư biểu mô; ức chế trực khuẩn ngoài da, trực khuẩn lao. Ở Hoa
Kỳ người ta dùng lô hội để chế thành thực phẩm để tăng cường sức khoẻ, nước
uống lô hội để dự phòng cảm mạo.