ĐẠI KÍCH

ĐẠI KÍCH

-Tên khoa học: Radix Euphorbiae Pekinensis.
– Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây đại kích Euphorbia
Pekinensis Rupr; thuộc họ thầu dầu (Euphorblaceae).
– Tính vị quy kinh: lạnh, đắng, cay, có độc; quy kinh phế, kinh thận, kinh
đại trường.
– Tác dụng: tả thủy trục ẩm, tiêu thũng tán kết.
– Chỉ định:
+ Chứng thủy thũng gây cổ trướng, tràn dịch khoang ngực thì thường
phối hợp dùng với đại kích, đại táo sắc thật kỹ, sau đó ăn táo; hoặc dùng cùng
với cam toại, nguyên hoa để tăng cường tác dụng trục thủy.
+ Điều trị đàm thấp làm thủy ẩm đình trệ ở khoang ngực thì thường phối
hợp dùng với cam toại, bạch giới tử để khứ đàm trục ẩm.
+ Điều trị hạch vùng cổ gáy thì thường phối hợp dùng với đương quy,
bạch truật, sinh bán hạ làm thành viên hoàn để uống.
+ Điều trị chứng loa lịch do đàm ẩm tích tụ thì dùng đại kích đun với
trứng gà, sau đó ăn trứng.
– Liều dùng: 1,5 – 3g/ngày sắc uống; viên hoàn dùng liều 1g/1 lần. Uống
trong phải chế với giấm.
– Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai, kỵ với cam thảo,

– Tác dụng dược lý: tác dụng kích thích đại trường, hưng phấn tử cung,
giãn vi mạch, đối kháng với tác dụng tăng huyết áp của tuyến thượng thận.
Trên thực nghiệm khi dùng chung với cam thảo thấy tăng độc tính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *