NGŨ VỊ TỬ
– Tên khoa học: Fructus Schisandrae Chinensis.
– Bộ phận dùng: quả chín phơi khô của cây ngũ vị Schisandrae Chinensis
SchlSao (Turiz) Baill; thuộc họ ngũ vị (Schisandraceae).
– Tính vị quy kinh: ấm, chua, ngọt; quy kinh phế, kinh tâm, kinh thận
– Tác dụng: liễm phế, tư thận, sinh tân liễm hàn, sáp tinh chỉ tả
– Chỉ định:
+ Ngũ vị tử có vị chua để thu liễm, tính ôn mà lại nhuận, phía trên liễm phế
khí, phía dưới thì tư bổ thận âm.
+ Điều trị phế hư gây ho lâu ngày thì thường dung cùng với túc xác (như bài
Ngũ vị tử hoàn).
+ Điều trị phế thận lưỡng gây ho hen thì thường dùng cùng với Sơn thù, thục
địa, hoài sơn (như bài Uất khí hoàn).
+ Điều trị hàn ẩm gây ho hen thì thường dùng cùng vơi mà hoàng, tế tân,
sinh khương.
+ Dùng trong chứng tiêu khát.
+ Điều trị các chứng nhiệt làm thương âm, mồ hôi nhiều, miệng khát thì
thường dùng cùng với nhân sâm, mạch môn (như bài Sinh mạch tán).
+ Điều trị âm hư nội nhiệt, khát nước uống nhiều thì thường dùng cùng với
hoài sơn, tri mẫu, thiên hoa phấn, hoàng kỳ (như bài Ngọc dịch thang).
+ Điều trị chứng đạo hãn, tự hãn thì có thể dùng cùng với ma hoàng căn.
+ Điều trị chứng di tinh, hoạt tính thì thường dùng cùng với tang phiêu tiêu,
kim anh tử, long cốt.
+ Điều trị chứng tả lỵ không cầm thì thường dùng cùng với phá cố chỉ, ngô
thù du, nhục đậu khấu (như bài Tứ thần hoàn).
+ Điều trị chứng hồi hộp, mất ngủ, ngủ hay mê thì thường dùng cùng với
sinh địa, sa sâm, toan táo nhân.
– Liều dùng: 3 – 6g/ngày.
– Chú ý: cấm dùng khi tà còn ở biểu, bên trong thực nhiệt, ban sởi, ho khan
giai đoạn đầu.
Tác dụng dược lý: hưng phấn thần kinh trung ương, hưng phấn hệ thống hô
hấp, giảm ho, tiêu đàm, giảm huyết áp, lợi đờm, bảo vệ tế bào gan, ức chế một số
loại trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn âm đạo, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn.