THANH ĐẠI

THANH ĐẠI

– Tên khoa học: Indigo Naturalis.
– Bộ phận dùng: sắc tố trong cành lá cây đại thanh Isatis Indigotica Fort thuộc họ
chữ thập (Cruciferae). Ngoài ra, người ta còn dùng cây chùm Indigofera Tinctoria
L; thuộc họ cánh bướm (Papilionaceae).
– Cách chế chàm: tuốt lá chàm, cho vào thùng gỗ, đổ nước vào ngâm cho lên men,
khoảng 1-3 ngày, sau đó gạn lọc lấy nước rối cho vôi cục vào để kiếm hóa môi
trường. Dùng gậy khoắng liên tục 4 – 6 tiếng để oxy hóa, dung dịch sẽ nổi bọt lên
và ngả màu xanh lam, dùng phèn để kết tủa chàm. Bột chùm với ra, ép thành bánh,
cắt thành khúc nhỏ, phơi âm can cho đến khô là dùng được.
– Tính vị quy kinh: lạnh, mặn; quy kinh phế, kinh vị, kinh can.
– Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu ban, thanh can tả hoả, định kinh.
– Chỉ định:
+ Chứng ôn bệnh phát ban thì thường dùng cùng với đan bì, sinh địa.
+ Điều trị huyết nhiệt vong hành gây nôn ra máu, chảy máu cam thì thường dùng
cùng với sinh địa, đan bì, bạch mao căn.
+ Chứng sưng đau họng thì thường dùng cùng với hoàng cẩm, huyền sâm.
+ Chứng ho, đau tức ngực, khạc đờm lẫn máu: nếu nhẹ thì thường dùng với hải cáp
xác (như bài Đại cáp tán); nếu nặng thì thường dùng cùng với qua lâu, chi tử, đan
bì (như bài Hạch huyết hoàn).
+ Chứng co giật, sốt cao thì thường dùng cùng cam thảo, hoạt thạch (như bài Bích
ngọc tán).
– Liều dùng: 1,5 – 3g/ngày.
– Chú ý: thận trọng dùng khi tỳ vị hư hàn,

– Tác dụng dược lý: có tác dụng kháng nham (chống ung thư) trên thực nghiệm, ức
chế tụ cầu vàng và trực khuẩn lỵ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *