Viêm mũi dị ứng phòng và chữa bệnh như thế nào?
VIÊM MŨI DỊ ỨNG
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng viêm mũi biểu hiện bằng hắt hơi, chảy nước mũi xảy ra khi có các kích thích ở bên ngoài như: Khói, bụi, phấn hoa, lông động vật hoặc thay đổi thời tiết. Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 17- 25% dân số, có tần xuất cao ở những người đi làm đi học.
Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng đặc biệt trong môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay.
I. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng:
Tùy theo yếu tố gây dị ứng, người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng thành các dạng sau:
– Viêm mũi dị ứng theo mùa:
Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời. Người bị dị ứng với loại phấn hoa này cũng có khả năng bị dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.
– Viêm mũi dị ứng quanh năm:
+ Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm)
+ Lông chó mèo, con mọt ( có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn đệm, đồ chơi,…).
+ Gián và các loại gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.
– Viêm mũi dị ứng không thường xuyên:
+ Xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa.
+ Khi hết tiếp xúc thì không còn triệu chứng dị ứng. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra với thức ăn.
+ Trong trường hợp này bệnh nhân còn có triệu chứng: Đau bụng, nổi mề đay, ngứa, tiêu chảy.
– Viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp:
+ Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc ( Bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, gang tay nhựa,…)
Theo y học cổ truyền viêm mũi dị ứng phát sinh do 2 nguyên nhân:
– Công năng tạng phủ ( tỳ, phế, thận) bị rối loạn
– Bị phong hàn tà khí xâm nhập
II. Triệu chứng:
Biện chứng luận trị : Bệnh nhân bẩm tố cơ thể yếu, công năng các tạng phủ Tỳ, Phế, Thận bị rối loạn làm cho chức năng phòng chống ngoại tà, bảo vệ cơ thể bị rối loạn. Các yếu tố gây bệnh bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh: Đầu tiên xâm nhập qua đường mũi miệng vào tạng Phế nên biểu hiện ra: Hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác… Sau đó bệnh vào sâu bệnh nhân bị đau lưng, ù tai, ho, khó thở,… Điều trị lấy sơ phong tán hàn, bổ phế làm chủ và tùy triệu chứng mà gia giảm.
Viêm mũi dị ứng thường có những triệu chứng sau:
– Ngứa mũi và hắt hơi :
+ Thường mỗi sáng thức dậy bệnh nhân gặp lạnh hoặc hít phải dị nguyên nên đột nhiên thấy ngứa trong mũi.
+ Sau đó là hắt hơi vài lần thậm chí 10 lần hoặc hơn, kèm theo tình trạng ngứa mũi và chảy nước mắt, đau rát họng.
– Nghẹt mũi : Thường là tắc cả hai bên, tắc liên tục, nặng nhẹ không đều nhau, khi nằm tình trạng tắc mũi tăng lên.
– Chảy nước mũi : Thường là nước mũi trong, nếu kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn thì nước mũi đặc, dính và đục.
– Giảm khứu giác: Giảm hoặc mất khả năng ngửi mùi tạm thời, chủ yếu do niêm mạc mũi viêm phù nề.
– Thời kỳ tái phát có thể kèm theo các triệu chứng như: Ù tai, giảm thính lực, đau đầu… hoặc các biểu hiện của tình trạng dị ứng như nổi mề đay, ho và khó thở do co thắt phế quản.
III. Các thể bệnh và điều trị:
Bệnh có đặc điểm là bản hư tiêu thực vì vậy cần dựa vào hư thực để chữa.
1. Phế khí hư:
– Triệu chứng : Ngoài các dấu hiệu ở mũi kèm hơi thở ngắn, mệt mỏi, lười nói, tự ra mồ hôi, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù không lực hoặc trầm nhược.
– Pháp: Khứ phong, tán hàn, bổ phế.
– Phương:
Kinh giới 10g Bạch chỉ 8g
Hoàng kỳ 12g Đẳng sâm 10g
Kha tử 4g Phòng phong 8g
Can khương 8g Ngọc trúc 10g
Tế tân 6g Cam thảo 6g
Ngày uống 1 thang chia 2 lần.
– Châm: Nghinh hương, Ấn đường, Phong môn, Phế du.
2. Thận khí hư:
– Triệu chứng: Ngoài những dấu hiệu ở mũi, kèm lưng đau gối mỏi, di tinh, tảo tiết tinh, thân hình lạnh, sợ lạnh, tiểu nhiều về đêm, mạch trầm tế.
– Pháp điều trị: Bổ thận thông khiếu
– Phương điều trị: Thận khí hoàn gia giảm
Thục địa 16g Hoài sơn 12g
Sơn thù 8g Trạch tả 12g
Đan bì 10g Bạch linh 10g
Quế nhục 6g Phụ tử 4g
Kinh giới 10g Can khương 8g
Ngày uống 1 thang chia 2 lần.
– Châm: Nghinh hương, Ấn đường, Mệnh môn, Thận du.
3. Tỳ khí hư:
– Triệu chứng: Ngoài các dấu hiệu ở mũi, kèm theo ho suyễn, gầy yếu, ăn ít, bụng chướng, chân tay mỏi mệt.
Tiêu lỏng, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu.
– Pháp điều trị: Bổ tỳ ích khí, thông khiếu.
– Phương: Sâm linh bạch truật tán gia giảm
– Châm : Nghinh hương, Ấn đường, Tỳ du, Túc tam lý.
4. Huyết uất :
– Triệu chứng: Ngoài các dấu hiệu ở mũi kèm theo nghẹt mũi, niêm mạc mũi khô, trắng hoặc hơi đỏ, Lưỡi có điểm ứ huyết, mạch huyền tế.
– Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, điều kinh thông khiếu.
– Phương điều trị: Tứ vật đào hồng gia Ích mẫu, Thích tạo giác.
– Châm cứu : Nghinh hương, Ấn đường, Cách du, Huyết hải.
* Phương pháp điều trị khác :
– Cứu pháp:
Cứu Phế du, Nghinh hương, Ấn đường, Hợp cốc ( Chủ huyệt )
Thêm huyệt: Nội quan, Phong trì, Đại chùy, Phong môn, Túc tam lý.
– Cấy chỉ: Cấy Phế du, Phong trì, Tỳ du, Thận du.
– Xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống.
LỜI KHUYÊN:
Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng thì các bạn nên biết và tránh tiếp xúc với dị nguyên . Đông y điều trị viêm mũi dị ứng cũng khá hiệu quả, nếu bạn đã bị lâu mà dùng thuốc Tây y không hiệu quả, hãy đến với Phòng khám Đông y Vũ Gia Đường để được khám và điều trị một cách tốt nhất.
Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất: