Bí quyết chữa táo bón hiệu quả bằng đông y

Bí quyết chữa táo bón hiệu quả bằng đông y:
Bí quyết chữa táo bón hiệu quả bằng đông yTÁO BÓN
        Táo bón là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh, ít nhất 10% dân số có triệu chứng này, và để xác định táo bón thường dựa vào tần số đại tiện: ít hơn 3 lần đại tiện mỗi tuần. Táo bón gây cảm giác đau, không thoải mái khi đi đại tiện ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, táo bón ở người già và trẻ em có thể gây ra biến chứng tắc ruột, vì vậy bạn đừng coi thường táo bón mà hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về triệu chứng này qua bài viết dưới đây.

  ĐỊNH NGHĨA TÁO BÓN
Chưa có định nghĩa thống nhất về táo bón nhưng thường dựa theo Tiêu chuẩn Rome III yêu cầu một bệnh nhân có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây của táo bón trong 3 tháng trước để chẩn đoán.
–    Ít hơn 3 lần đại tiện mỗi tuần
–    Stress/ căng thẳng
–    Phân cứng
–    Cảm giác của tắc nghẽn hậu môn trực tràng
–    Cảm giác đi đại tiện không “trọn vẹn”
–    Cần vận động mạnh hơn cần bình thường trong khi đại tiện.
               
   SINH LÝ BỆNH
Nguyên nhân táo bón có thể từ bên trong đại tràng và trực tràng hoặc có thể có nguồn gốc bên ngoài.
–    Nguyên nhân bên trong trực tràng và đại tràng bao gồm:Tắc nghẽn ruột (u, polip, hẹp…)
–    Các yếu tố bên ngoài đại tràng liên quan đến táo bón bao gồm bao gồm thói quen ăn uống không khoa học, thường nghèo chất xơ và ít uống nước hoặc sử dụng quá nhiều caffein hoặc rượu, thuốc men, hệ thống nội tiết, bệnh thần kinh, và các vấn đề tâm lý, bệnh nghề nghiệp.
Nguyên nhân gây táo bón thường là kết hợp nhiều yếu tố, nhưng nó có thể được phân chia thành 2 nhóm chính: táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.
Nguyên phát : căng thẳng khi đi vệ sinh; rối loạn chức năng sàn chậu: tổn thương ở sàn chậu hay rối loạn các cơ vòng, bệnh nhân thường có cảm giác đi cầu không “trọn vẹn”, không thoải mái.
Thứ phát: Các vấn đề chế độ ăn uống có thể gây táo bón: Nứt hậu môn, trĩ huyết khối, hẹp đại tràng, khối u cản trở.

TRIỆU CHỨNG:
•    Lâm sàng:
–    Người bệnh đại tiện khó nhiều ngày mới đi ngoài một lần.
–    Khi đi ngoài phải rặn nhiều, phân cứng, rắn, thành cục, có thể dính theo nhầy hoặc máu tươi.
–    Nếu táo bón lâu ngày có thể làm cho bệnh nhân cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, trống ngực…
•    Cận lâm sàng:
–     Soi trực tràng – đại tràng ống mềm
–     Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang
–     Đo áp lực thành đại tràng

   ĐIỀU TRỊ
•    Không dùng thuốc
–    Luyện tập cho bệnh nhân thói quen đi đại tiện hàng ngày và đúng giờ
–    Hoạt động cơ thể trước khi đi đại tiện
–    Ăn nhiều rau và các chất xơ kéo dài nhất là các bệnh nhân cao tuổi
•    Thuốc: Khi đã cố gắng nhưng không đạt được hiệu quả mới dùng thuốc  
– Các thuốc nhuận tràng
– Tăng nhu động ruột

   DỰ PHÒNG
•    Dự phòng chung: tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng về vai trò của chất xơ trong khẩu phần ăn, việc uống đủ nước, nhất là đối với người lao động trong môi trường nóng nắng liên tục.
•     Đối với các táo bón do nguyên nhân thực thể thì việc thường xuyên dùng một thuốc làm mềm phân và điều trị nguyên nhân là dự phòng tích cực nhất.
           Y học cổ truyền Vũ Gia Đường điều trị táo bón:

Bí quyết chữa táo bón hiệu quả bằng đông y 1•    Nguyên nhân gây táo bón bao gồm :
–    Trường vị táo kết : do đại trường không có tân dịch để nhu nhuận khiến phân bị kết lại.
–    Khí trệ: khí không thông khiến khả năng đào thải phân kém.
–    Khí huyết bị tổn thương: khí huyết bị tổn thương cơ thể yếu, kéo theo tân dịch hao tổn, khí không mạnh để thúc đẩy phân xuống.

•    Pháp điều trị: tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chọn pháp:
–    Lương huyết nhuận táo
–    Dưỡng tâm nhuận táo
–    Thanh nhiệt nhuận táo
•    Bài thuốc cổ phương:
–    Lương huyết nhuận táo: dùng bài  Ma tử nhân hoàn

      Ma tử nhân            100g            Hạnh nhân             50g
Bạch thược            50g              Đại hoàng              40g
Hậu phác               40g              Chỉ thực                 40g
Tất cả tán bột làm hoàn, mỗi ngày uống 20 – 30 g

–    Thanh nhiệt nhuận táo dùng bài: Lương cách tán
Đại hoàng              20g              Mang tiêu              20g
Cam thảo               20g              Chi tử                    10g
Hoàng cầm            10g              Hà diệp                  10g
Tất cả tán bột, mỗi lần uống từ 12 – 24g. Uống 1 – 2 lần/ngày

–    Dưỡng âm nhuận táo thì dùng bài: Điều vị thừa khí thang gia vị
Đại hoàng              16g              Sinh địa       12g
Mang tiêu              12g              Thạch hộc    16g
Cam thảo               6g
Tất cả làm thang, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Khi bệnh nhân đi đại tiện bình thường rồi thì dừng.

•    Châm cứu :
– Phác đồ huyệt chung: Châm bổ Thiên khu, Trung quản, Tỳ du, Đại trường du, Túc tam lý, Chi câu.
– Nếu dương khí kém thì cứu các huyệt trên.
– Nếu âm hư huyết nhiệt thì châm bổ thêm: Tam âm giao, Thái khê.
– Nếu thiếu máu thêm huyệt Cách du, Cao hoang.

•    Cấy chỉ : Các huyệt Bách hội, Hợp cốc, Đại trường du, Ngoại quan, Khí hải, Dương quan, Thận du, Tỳ du, Chi câu, Quan nguyên, Thủy đạo.                    Cấy chỉ là phương pháp kích thích vào huyệt kéo dài có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn khí huyết trong cơ thể để chống táo bón.

Trong điều trị táo bón mạn tính, để được ổn định lâu dài, ngoài xây dựng một thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý, có thể tập luyện thêm phương pháp dưỡng sinh, khí công.
Bí quyết chữa táo bón hiệu quả bằng đông y 2
Một số thức ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh táo bón như: Rau khoai lang, bưởi, vừng đen, dưa chuột… Người bệnh nên uống nhiều nước và hạn chế ăn các đồ chiên xào, cay nóng…

Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *