Các vị thuốc đông y thuốc phát tán phong hàn phần 2:
5.TÍA TÔ
Gồm các vị: lá tía tô (Tô diệp), cành tía tô (tô ngạch), hạt tía tô (tô tử) thu hái từ cây tía tô.
Tính vị: vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh phế, tỳ.
Công năng: phát tán phong hàn, lý khí.
Chủ trị
Chữa cảm mạo phong hàn, dùng lá tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi. Có thể, phối hợp với các vị thuốc khác như tía tô, hương phụ, trần bì, cam thảo. hoặc dùng riêng tía tô cho vào cháo nóng mà ăn.
Kiện vị, chỉ nôn: dùng khi tỳ vị bị ứ trệ, đầy trướng, ăn không tiêu, buồn nôn,có thể phối hợp với khương bào.
Khư đờm chỉ ho: dùng khi ngoại cảm phong hàn mà ho có nhiều đờm, có thể dùng tía tô, sinh khương, hạnh nhân, bán hạ. trong trường hợp với khí quản mãn tính có ho nhiều đờm có thể dùng phương tam tử thang: tô tử, lại phục tử, đình lịch tử.
Hành khí an thai,dùng khi can khí bị uất kết dẫn đến đọng thai; có thể phối hợp với Chư ma căn,ngải diệp và tô ngạch
Giải độc cua cá, gây đau bụng, nôn mửa, dị ứng.
LIỀU DÙNG : 412 g
KIÊNG KỴ: Những người biểu hư ,mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm không nên dùng .
CHÚ Ý:
Tác dụng dược lý : dịch chiết từ tô diệp làm tăng nhu động ruột, dạ dày, giãn phế quản. Điều đó chứng minh cho công năng kiện vị, chỉ ho của tía tô.
Tác dụng kháng khuẩn: tía tô có tác dụng ức chế một sô vi khuẩn đường ruột như vi khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng . Tinh dàu tía tô có tác dụng diệt lỵ amip.
Tô tử vị cay, tính ấm quy kinh phế, có công năng bình xuyễn trừ đờm.
- HÀNH:
Dùng toàn cây hành.
Tính vị: vị cay, tính ấm.
Quy kinh; vào kinh phế, vị
Công năng: phát tán phong hàn, lý khí
Chủ trị:
Chữa cảm mạo phong hàn, làm ra mồ hôi. Có thể dùng riêng ăn với cháo nóng ; hoặc phối hợp với đậu xị mỗi thứ 12g.
Kiện vị giảm đau: dùng khi đầy bụng, đại tiện lỏng, thường phối hợp với Can khương.
Lợi tiểu tiện : trường hợp bí tiểu tiện, sao hành củ với cám nóng giã giật rồi đắp ở vùng bàng quang.
Chống viêm : hành giã nát trộn với mật ong đắp ngoài, chữa mụn nhọt khi mới bị viêm.
LIỀU DÙNG : 4 40g
KIÊNG KỴ : những người biểu hư, mồ hôi nhiều không nên dùng.
Không uống lẫn 2 vị hành và mật ong (tương kỵ)
7.BẠCH CHỈ
Dùng rễ của cây bạch chỉ
Bạch chỉ là cây thuốc di thực, hiện nay đã được trồng và phát triển tốt ở VIỆT NAM .
Dùng rễ phơi sấy khô, khi dùng rửa sạch, ủ cho mềm, thái thành phiến mỏng, phơi âm can, không sao tẩm.
Tính vị: vị cay, tính ấm.
Quy kinh : vào kinh phế , vị, đại tràng.
Công năng: phát tán phong hàn, chỉ thống, tiêu viêm.
Chủ trị:
Chữa cảm mạo phong hàn,biểu hiện đau đầu, chủ yếu là đau vùng trán và đau nhức vùng xương lông mày, hốc mắt, chảy nước mắt. Có thể phối hợp Bạch chỉ, địa liền,cát căn, xuyên khung; hoặc bạch chỉ, xuyên khung, hương phụ.
Trừ phong giảm đau: chữa phong thấp, đau răng, đau dây thần kinh ở mặt, đau dạ dày, viêm mũi mãn tính.
Giải độc tiêu viêm, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, có thể phối hợp với kim ngân,bồ công anh Hành huyết điều kinh, phối hợp với các thuốc điều kinh khác.
Liều dùng: 4 12g
Kiêng kỵ : Âm hư hỏa uất , nhiệt thịnh không nên dùng.
8.TẾ TÂN :
Dùng toàn cây cả rễ của cây Tế tân hiện nay hoàn toàn phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: vị cay, tính ấm.
Công năng: phát tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, khứ ứ chỉ ho
Chủ trị :
Chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, tắc mũi. Chữa viêm xoang có thể phối
hợp với bạc hà, bạch chỉ, thương nhĩ tử.
Khứ phong giảm đau : chữa đau đầu, đau răng, đau nhức khớp xương, đau
dây thần kinh do lạnh.
Chữa ho, đờm nhiều, suyễn tức khó thở.
Lở mồm, lở lưỡi có thể dùng Tế tân, hoàng liên 2 vị bằng nhau, tán nhỏ bôi vào miệng, lưỡi, ngậm. Đau răng, hôi miệng ngậm Tế tân
Liều dùng : 14g
Kiêng kỵ : Thể âm hư hỏa vượng, ho khan mà không có đờm không nên dùng.
Xin mời quý vị đọc tiếp bài Thuốc phát tán phong nhiệt các vị thuốc đông y để hiểu tổng quát về các vị thuốc giải biểu mang lại giá trị thế nào với sức khỏe đời sống.
Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về các vị thuốc: