Điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả nhờ đông y:
TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là hiện tượng đi đại tiện nhiều lần trong ngày và chủ yếu là phân nhão, lỏng, nước… Tiêu chảy có thể là triệu chứng của nhiều bệnh cấp tính mà nguyên nhân dễ tìm. Nếu tiêu chảy kéo dài sẽ gây mất nước và điện giải sẽ gây nhiều biến chứng cho thần kinh và vận mạch. Vì vậy điều trị tiêu chảy đúng và kịp thời là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt là đối với đối tượng người già và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu.
I. TIÊU CHẢY THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Khái niệm: Tiêu chảy là hiện tượng bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, không thành khuôn. Gọi là tiêu chảy cấp khi số lần đại tiện >= 3 lần/ngày.
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra ỉa chảy trong đó hay gặp là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, do ăn đồ ăn sống lạnh, không sạch sẽ.
Triệu chứng: Có thể gồm các triệu chứng như sốt, đau bụng, buồn nôn, người mệt mỏi, vã mồ hôi. Đau bụng rồi ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân có thể nhão, lỏng, lổn nhổn, hoặc có khi loãng như nước.
Điều trị :
– Tùy theo căn nguyên mà dùng thuốc kháng sinh.
– Bồi phụ nước và điện giải.
– Điều trị triệu chứng kèm theo.
Phòng bệnh:
Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Ăn chín, uống sôi, tốt nhất nên chọn thực phẩm an toàn, biết rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn.
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
II. Điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả nhờ đông y Vũ Gia Đường:
Trong y học cổ truyền, tiêu chảy dù cấp tính hay mạn tính đều nằm trong chứng tiết tả.
Tiết tả là một thuật ngữ để chỉ tình trạng bệnh lý trên lâm sàng với: số lần đại tiện trong ngày tăng lên nhiều, phân nhão nát thậm chí đi ngoài ra toàn nước.
1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
+ Do cảm thụ ngoại tà: hay gặp nhất là hàn, thấp, thử, nhiệt.
+ Do ẩm thực: do ăn quá nhiều, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn lạnh, không sạch sẽ đều có thể ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị gây ỉa chảy.
+ Do tỳ vị dương hư : Khi cơ thể quá mệt mỏi hay mắc bệnh lâu ngày làm cho phần dương khí của cơ thể bị giảm sút, làm tỳ vị dương hư gây suy giảm chức năng vận hóa thủy cốc của tỳ vị mà đưa đến ỉa chảy.
+ Do mệnh môn hỏa suy: Thường gặp ở những người cao tuổi hay mắc bệnh tật kéo dài, làm tổn thương đến thận, và tỳ không được ôn ấm dẫn đến ỉa chảy mạn tính.
+ Do tình chí bị rối loạn: Thường gặp ở những người tỳ vị vốn hư nhược, lại hay suy nghĩ, lo lắng tức giận.
1. Các thể bệnh và phương pháp chữa:
A, Tiêu chảy cấp tính:
Bệnh cấp tính với các triệu trứng: Đau bụng, sôi bụng, đại tiện phân nhão nát, thậm chí phân ra như nước, có thể có mùi tanh thối.
Tùy theo từng thể bệnh mà có pháp điều trị và phương thuốc khác nhau:
– Thể hàn thấp:
+ Triệu trứng : Do đồ ăn bị nhiễm khuẩn, hoặc thể trạng vốn đã yếu mà lại ăn đồ ăn sống lạnh.
+ Pháp điều trị: Giải biểu tán hàn, phương hương hóa trọc.
+ Bài thuốc: Hoắc hương chính khí tán gia giảm
Phòng khám Đông y Vũ Gia Đường có bán thuốc bột của bài Hoắc hương chính khí tán khá hiệu quả trong các trường hợp đau bụng, đi ngoài, người vã mồ hôi lạnh.
+ Châm cứu: Châm tả: Thiên khu, Trung quản, Hợp cốc, Túc tam lý.
– Thể thấp nhiệt
+ Triệu chứng : Đau bụng, mệt mỏi, phát sốt, phân mùi tanh thối.
+ Pháp điều trị : Thanh nhiệt lợi thấp
+ Bài thuốc : Cát căn cầm liên thang gia giảm
+ Châm cứu: Châm tả: Thiên khu, Trung quản, Hợp cốc, Túc tam lý, Nội đình, Âm lăng tuyền.
– Thể thực tích: Do ăn quá nhiều đồ ăn khiến thức ăn chưa kịp tiêu hóa.
+ Pháp :Tiêu thực dẫn ngưng
+ Bài thuốc Bảo hòa hoàn
+ Châm cứu: Châm tả: Trung quản, Thiên khu, Tam âm giao, Thái bạch.
B, Tiêu chảy mạn tính ( Rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu, Hội chứng ruột kích thích.
– Thể tỳ vị hư: Đại tiện phân lỏng nát, khi ăn thức ăn nhiều mỡ thì đau tăng.
+ Pháp điều trị: Kiện tỳ hóa thấp
+ Bài thuốc Sâm linh bạch truật tán
+ Châm cứu: Châm bổ : Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý.
– Thể thận dương hư:
+ Triệu chứng : Sôi bụng, đau bụng vùng quanh rốn vào buổi sáng sớm, ngũ canh tả, người lạnh chân tay lạnh.
+ Pháp: Ôn thận kiện tỳ
+ Bài thuốc Tứ thần hoàn
+ Châm cứu: Cứu các huyệt : Quan nguyên, Khí hải, Quy lai, Thận du, Tỳ du, Túc tam lý.
– Thể can tỳ bất hòa :
+ Triệu chứng: Ngực sườn đầy tức, ợ hơi, ăn kém.
+ Pháp điều trị : Ức can, phù tỳ.
+ Bài thuốc: Thống tả yếu phương thang.
+ Châm cứu: Thái xung, Chương môn, Kỳ môn, Túc tam lý, Nội quan.
Lời khuyên:
Để phòng tránh bệnh tiêu chảy thì bạn nên ăn uống đảm bảo vệ sinh, luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Khi bị tiêu chảy bạn hãy đến các cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân và điều trị. Vấn đề tiêu chảy ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người già, phụ nữ có thai phải được quan tâm đúng mức vì bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Đông y có thể chữa cả cấp và mãn tính, nhưng là phương án rất phù hợp với những trường hợp tiêu chảy kéo dài.
Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất: