Điều trị đau dây thần kinh cánh tay theo đông y:
ĐAU DÂY THẦN KINH CÁNH TAY
Đau dây thần kinh cánh tay là một triệu chứng bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hay gặp nhất là do thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép vào rễ thần kinh, khối u, chấn thương vùng cổ vai, cánh tay. Đau dây thần kinh cánh tay được biểu hiện bằng đau mỏi cánh tay, có cảm giác đau giật theo đường đi của dây thần kinh, hạn chế vận động, hoặc vận động thì đau, có thể kèm theo co quắp các ngón tay hoặc teo cơ nếu để lâu kéo dài.
Đau dây thần kinh cánh tay không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn là triệu chứng của bệnh khác nên người bệnh cần khám và chữa kịp thời.
I. Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay
Dây thần kinh cánh tay được hình thành từ đám rối thần kinh cánh tay.
Đám rối thần kinh cánh tay do nhánh trước của các dây thần kinh gai sống C5- D1 tạo thành, nằm ở trong hố nách.Từ đó cho ra các nhánh bên và nhánh tận cùng để chi phối cảm giác và vân động cho chi trên,vùng vai và ngực.
II. Chức năng và triệu chứng đau những dây thần kinh cánh tay chính:
Hình. Các dây thần kinh chi trên
1. Đám rối thần kinh cánh tay 2. Dây thần kinh trụ 3. Dây thần kinh giữa 4. Dây thần kinh quay
1. Dây thần kinh quay
• Là Dây thần kinh hỗn hợp có nhiệm vụ:
– Cảm giác cho mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu bàn tay.
– Chi phối vận động cho các cơ vùng cánh tay sau và vùng cẳng tay sau để thực hiện động tác duỗi cẳng tay, bàn tay và ngửa bàn tay.
• Triệu chứng khi tổn thương:
Tùy mức tổn thương cao hay thấp mà có các triệu chứng lâm sàng khác nhau như: bàn tay cổ cò, bàn tay rủ. Đau dọc mặt ngoài cánh tay đến phía ngoài nếp gấp khuỷu rồi chạy dọc xuống phía gốc ngón tay cái.
2. Dây thần kinh giữa
• Là dây thần kinh hỗn hợp có nhiệm vụ:
– Cảm giác cho 3/4 ngoài gan bàn tay và ngón tay.
– Chi phối vận động cho một số cơ vùng cẳng tay trước để thực hiện động tác gấp và sấp bàn tay, đối ngón cái và gấp các đốt ngón giữa và đốt ngón xa.
• Khi bị tổn thương: không gấp, không sấp được bàn tay, bệnh nhân mất gấp ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, mất đối chiếu ngón cái
3. Dây thần kinh trụ
• Là dây thần kinh hỗn hợp có nhiệm vụ:
– Cảm giác cho mặt nửa trong mu bàn tay, phần trong gan bàn tay và 1 ngón rưỡi gan ngón tay (ngón út và nửa trong ngón trỏ).
– Chi phối vận động cho cơ gấp cổ tay trụ và hai bó trong cơ gấp sâu các ngón tay, các cơ gian cốt, cơ giun, các cơ mô út, cơ gấp ngắn ngón cái và khép ngón cái, để thực hiện động tác gấp đốt ngón gần và dạng khép các ngón tay.
• Triệu chứng:
Đau dọc theo chính giữa mặt trong cánh tay và cẳng tay, không gấp khép được ngón tay cái, biểu hiện là teo cơ liên cốt bàn tay, biến dạng ưỡn đốt 1 các ngón, mất duỗi đốt 2,3 ngón 4,5, mất khép ngón cái.
Hình ảnh bàn tay vuốt trụ hay bàn tay khỉ.
III. Chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh cánh tay theo y học hiện đại
Đau dây thần kinh cánh tay nguyên nhân là do tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
– Để chẩn đoán đau dây thần kinh cánh tay cần dựa vào các kết quả cận lâm sàng như chụp X-Quang, chụp MRI,…
– Điều trị :
+ Thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B
+ Các phương pháp phục hồi chức năng.
IV.Điều trị đau dây thần kinh cánh tay theo đông y
Đau dây thần kinh cánh tay được xếp vào chứng tý của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do hai tạng can thận suy yếu mà can chủ cân, thận chủ cốt tủy kết hợp với các yếu tố gây bệnh bên ngoài như phong, hàn, thấp mà làm cho kinh lạc bị bít tắc không thông mà gây đau.
– Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh nhân đau vùng cổ vai cánh tay, có thể là từ cổ vai lan xuống cánh tay hoặc chỉ đau vùng cánh tay. Tùy từng vị trí tổn thương mà bệnh nhân có thể không sấp, ngửa được bàn tay, các ngón co quắp, không gấp được, teo cơ. Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, trời lạnh thay đổi thời tiết, làm việc mệt mỏi thì đau tăng.
– Pháp điều trị : Sơ phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận.
– Phương thuốc: Quyên tý thang gia giảm phối hợp với các vị thuốc có tác dụng bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
– Châm cứu: có tác dụng thông kinh lạc, giảm đau mỏi, tăng tầm vận động.
Châm các huyệt: Đại chùy, Kiên tỉnh, Kiên trinh, Kiên ngung xuyên Tý nhu, A thị huyệt, Trung phủ, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Hợp cốc, Tiểu hải, Xích trạch.
– Xoa bóp bấm huyệt: Giảm đau mỏi, thông kinh lạc.
– Thủy châm : tăng dẫn truyền thần kinh, chống viêm giảm đau.
– Cấy chỉ : tác dụng như châm cứu , nhưng kéo dài hơn.
V. Phòng bệnh
– Nếu công việc phải ngồi lâu thì phải thay đổi tư thế sau hai giờ đồng hồ bằng cách đứng lên hoặc quay đầu, xoay cổ, bóp vai cánh tay nhẹ nhàng, vận động quay cánh tay, vận động các khớp khuỷu và cổ tay.
– Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.
– Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ, vai thích hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứng.
Y học cổ truyền là phương pháp điều trị tự nhiên, an toàn và hiệu quả và có tác dụng tốt đối với các bệnh xương khớp như đau mỏi cổ vai gáy cánh tay, lưng.Bạn có thể yên tâm tin tưởng điều trị ở Phòng khám đông y Vũ Gia Đường.
Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất: