Điều trị trĩ ngoại bằng đông y hay tây y?

Điều trị trĩ ngoại bằng đông y hay tây y?

chữa bệnh trĩ bằng đông y

TRĨ NGOẠI
  Bệnh trĩ là một căn bệnh rất phổ biến, người xưa có câu “ Thập nhân cửu trĩ” có nghĩa là mười người thì đến chín người bị trĩ. Nhưng do bệnh ở vùng khá tế nhị nên không phải ai cũng nói ra việc mình bị bệnh và đi khám bệnh. Đa phần chỉ đến khi bệnh ảnh hưởng đén cuộc sống hàng ngày và thực sự khó chịu mới đi khám bệnh tức bệnh đã nặng thì việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.    Trĩ bao gồm 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Hai loại trĩ này phân biệt bằng vị trí: Trĩ nội là trĩ mà búi trĩ nằm bên trên đường lược, trĩ ngoại là trĩ mà búi trĩ nằm dưới đường lược. Vì trĩ ngoại dễ phát hiện và ít bị nhầm lẫn hơn nên ta hãy tìm hiểu về trĩ ngoại trước.

I.       Định nghĩa:
Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến và đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng đến nhập viện. Trĩ được hình thành do quá trình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch gây nên.
   Trĩ ngoại là bệnh trĩ mà búi trĩ nằm dưới đường lược.

II.    Nguyên nhân gây bệnh trĩ:
–    Nguyên nhân:
Do thành các tĩnh mạch vùng hậu môn- trực tràng suy yếu cộng thêm các yếu tố sau đây sẽ làm cho bệnh trĩ phát sinh:
– Táo bón, tiêu chảy kéo dài.
– Do ăn nhiều đồ ăn chiên xào, cay nóng như đồ nướng, tương ớt.
– Tăng áp lực ổ bụng do lao động nặng, ho kéo dài, mang thai, thói quen không tốt ngồi xổm, nhất là khi đi đại tiện.
– Lối sống tĩnh tại, tư thế đứng lâu hoặc ngồi nhiều suốt ngày.
– Giao hợp qua đường hậu môn, khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: khối u vùng tiểu khung, u trực tràng, thai nhiều tháng…
– Cơ chế bệnh sinh:
Quan điểm được nhắc đến nhiều nhất trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng.

III.    Các biểu hiện của bệnh trĩ:
– Đau: Đau khi tắc mạch trong búi trĩ, hoặc nứt hậu môn đi kèm. Khi búi trĩ to làm đại tiện bị cản trở gây đau và có thể  chảy máu.
– Chảy máu:  Thường xuất hiện sớm và thường gặp nhất. Có thể tình cờ người bệnh phát hiện có máu ở giấy vệ sinh, hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu đỏ, hoặc máu chảy thành giọt, thành tia như khi cắt tiết gà. Muộn nữa cứ khi đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều máu lại chảy.
– Sa búi trĩ: Lúc đầu đi đại tiện có một khối nhỏ lồi ra tự co lên được, sau to dần phải dùng tay đẩy lên. Cuối cùng thì khối ấy thường xuyên lồi ra.
– Sưng nề vùng hậu môn: Trĩ to sa ra ngoài hậu môn, có thể bị phù nề, sưng to, mắc nghẹt không đẩy lên được làm người bệnh rất đau.
-Cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn, xuất tiết, ngứa, khó khăn khi đi đại tiện.
– Thiếu máu: Trĩ lâu ngày hoặc chảy máu nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Phân độ trĩ ngoại:
 – Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ chỉ lớn lên, không bị sa ra ngoài, kèm theo triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện.
– Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện và có thể tự co lên.
– Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện và không tự co lên được, người bệnh phải dùng tay đẩy vào.
– Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài liên tục, không có cách nào đẩy vào được.

IV.  Điều trị trĩ bằng y học hiện đại
Điều trị khi trĩ ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của người bệnh.
Điều trị nội khoa: Vệ sinh tại chỗ.Thuốc uống:  tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề. Thuốc đặt tại chỗ.
Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật: Tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp đông lạnh, quang học, đốt điện, phẫu thuật LONGO.
Điều trị trĩ ngoại bằng đông y hay tây y
V. Đông y Vũ Gia Đường điều trị trĩ ngoại
 Biện chứng luận trị: Trĩ là một trong những chứng sa giáng của đông y, nguyên nhân do tỳ hư hạ hãm, do tỳ không kiện vận, khí cơ không thăng lên được mà xuống dưới khiến cho búi trĩ sa ra ngoài, tỳ hư không thống nhiếp được huyết gây ra chứng chảy máu, búi trĩ làm chít hẹp hậu môn làm cho phân ra ngoài không dễ dàng nhất là khi bị táo bón nên gây cảm giác đau rát.
–    Y học cổ truyền lấy phép điều trị là : Kiện tỳ ích khí thăng đề làm chủ
–    Bài thuốc : Bổ trung ích khí thang gia giảm
Đẳng sâm 16g                              Hoàng kỳ 16g
Đương quy 12g                            Bạch truật 16g
Thăng ma    8g                             Sài hồ        10g
Trần bì        10g                            Cam thảo    6g
Ngày uống 1 thang chia 2 lần.
+ Nếu bị chảy máu thì ra thêm các vị chỉ huyết như : Trắc bách diệp sao đen, Bồ hoàng sao.
+ Nếu bị đau nhiều thì thêm: Xuyên ô, Khổ luyện tử
+ Nếu bị thiếu máu thì thêm Tang thầm, Hà thủ ô…
Tùy theo chứng trạng của từng bệnh nhân mà gia giảm thêm.

VI. Phòng bệnh
– Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày.
– Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, các gia vị cay nóng như tiêu, ớt. Uống đủ nước. Ăn nhiều chất xơ, rau khoai, bưởi và các thức ăn mát.
– Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
– Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản…
– Tránh các tư thế đứng lâu, ngồi nhiều, ngồi xổm.
 LỜI KHUYÊN :
 Khi bạn bị trĩ đừng ngại ngần đến với bác sỹ và đến với y học cổ truyền để được chữa khỏi bệnh theo phương pháp an toàn, không đau đớn, đi khám và điều trị sớm bạn sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng các phương pháp điều trị tốn kém, gây đau như phẫu thuật.

Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *