HÀ THỦ Ô

HÀ THỦ Ô

 

Các tên khác : Giao đằng,         Mã can thạch,

Hồng nội tiêu.      Cửu chân đằng.

Địa tinh.               Xích liểm.

Tiểu độc căn.       Xích cát.

Giã miêu.             Giao hành.

Đào liểu đằng.     Thân đầu thảo.

Hà thảo.               Tử ô đằng.

Bạch thủ ô.          Điền chư đầu.

Dạ hợp.               Dạ giao đằng.

– Tính vị : tính ấm, vị đắng chát, hơi ngọt.

Công dụng : Bổ máu, bổ thận, liễm tinh khí trừ phong thấp.

– Chủ trị : Di tinh đới hạ, sốt rét kinh niên, tiện vàng, dùng làm thuốc bổ hư, uống lâu làm đen lại râu tóc, không con uống lâu sẽ có con.

– Cách dùng : Hà thủ ô có hai thứ trắng và đỏ (thư, hùng), thứ đỏ thiên về bổ huyết, thứ trắng thiên về bổ khí nhiều hơn, nên dùng cả hai thứ mới hay.

– Khi dùng phải đồ chín với đậu đen (9 lần đồ, 9 lần phơi).

* Đơn thuốc kinh nghiệm :

+ Chữa tràng nhạc đã vỡ hoặc chưa vỡ dùng Hà thủ ô rửa sạch, hàng ngày ăn củ tươi còn lá giã đắp vào nơi đau.

+ Chữa chứng cảm phong và sốt rét lâu ngày có đờm kết dùng Hà thủ ô và Ngưu tất hai thứ bằng nhau giã lẫn, ngâm rượu một đêm, đem phơi khô luyện với mật, vừa bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 60 viên chiêu với tí rượu càng tốt, uống lúc đói. Phương pháp này còn chữa được phong thấp, lưng gối đau mỏi, đi đứng không được, ngứa ngáy khắp mình.

– Chú ý : Dùng Hà thủ ô không được lấy đồ sắt để thái hoặc đun nấu, kiêng ăn củ cải, hành tỏi, các thứ huyết và cá không vảy.

BỔ SUNG.

– Hà thủ o vị ngọt, đắng hơi ấm rít, bổ ích tinh huyết, dùng sống nhuận trường thông tiện.

  1. Chữa các chứng tinh huyết bất túc : phối hợp Hà thủ ô với thục địa, đương quy, kỷ tử, thỏ ty tử.
  2. Trường táo, tiện bí : Dùng 1 vị Hà thủ ô tươi sắc uống.

– Dạ giao đằng là dây Hà thủ ô, vị giống nhau nhưng không có chất rít có tác dụng dưỡng cân lạc an tâm thần, chữa chứng huyết hư đau thân thể kém ngủ.

BỔ SUNG.

– Hà thủ ô dùng sống thì vị đắng rít, sau khi bào chế thì có vị ngọt tính hơi ấm, công năng chủ yếu là dưỡng huyết ích tinh bình bổ Can thận, đen râu tóc, kiêm tác dụng nhuận tiện hoạt trường, tiêu loa lịch, chữa sốt rét.

– Vị này ấm mà không ráo, bổ mà không nhớt, tính chất bình hòa, thích hợp để uống lâu dài. Thường dùng chữa hư yếu sau mắc bệnh âm hư huyết suy, gân xương mềm yếu, dùng trong dạng thuốc hoàn để tư bổ cường tráng. Ví dụ như phối hợp với Thục địa, đương quy, bạch thược, a giao, bạch truật có thể chữa được can thận bất túc, khí huyết hư suy và các loại bần huyết.

Nghiên cứu khoa học hiện đại : Hà thủ ô có tác dụng xúc tiến huyết dịch, sinh huyết mới; phối hợp với các vị Sơn thù, sơn dược, khiếm thực, ngũ vị tử, long cốt, mẫu lệ, viễn trí, phục linh. Có thể dùng để chữa các chứng Thận hư, hoạt tinh di tinh và phụ nữ đới hạ.

Tuổi cao, ốm lâu sau khi đẻ lại mất huyết vì tân huyết bất túc dẫn đến tân dịch ở đường ruột bị suy thiếu, vách ruột truyền đạo, sáp trệ, đại tiện bí kết không thông có thể dùng vị này phối hợp với Đương quy, nhục thung dung, hắc chi ma, hỏa ma nhân…vv.

Dưỡng huyết nhuận trường để thông tiện – Hà thủ ô có thể thúc đẩy sự nhu động ở đường ruột thích hợp với bệnh táo bón thuộc hư.

Can thận hư yếu, tinh huyết bất túc, thân thể suy yếu, râu tóc không được doanh dưỡng dồi dào khiến cho khô bạc, có thể dùng vị này phối hợp với Bổ cốt chi, đương quy, địa hoàng, cây kỷ tử, nữ trinh tử, thỏ ty tử, hắc chi ma, hạn liên thảo…vv chế thành dàng thuốc viên mà uống.

Khí huyết lưu hành lại trở ngại có thể phát sinh loa lịch, ung thũng; Hà thủ ô sống có thể điều hòa khí huyết, giải độc tiêu sưng, thường phối hợp với Bồ công anh, địa tinh, liên kiều, nguyên sâm, sinh mẫu lệ, hạ khô thảo…vv

Ngược tật tà phạm vào âm phận lâu ngày không khỏi có thể dùng Hà thủ ô phối hợp với Nhân sâm hoặc Đẳng sâm (Hà nhân ẩm) dùng chung hoặc dùng Hà thủ ô 25-30g, cam thảo 3g sắc nước uống. Tôi thường vận dụng kinh nghiệm ấy kết hợp với Tiểu sài hồ thang và Bạch hổ thang tùy chứng gia giảm chữa được một số bệnh nhân bị nóng rét không tìm ra nguyên nhân. Xin cung cấp để tham khảo.

– Thục địa có tác dụng tư bổ Can thận thêm tinh ích ….. mạnh hơn hà thủ ô nhưng vì tư nhị quá nhiều rất dễ ngăn cách hại Vị, Hà thủ ô thì không hàn, không TÁO, không nhớt, không hại vị mầ lại có công dưỡng huyết khư phong, là những ưu điểm mà Thục địa không có. Khi cần thiết phải tư bổ ngay lúc này dùng Thục địa là đúng, nếu muốn bổ từ từ thì dùng Hà thủ ô tốt hơn. Hai thứ có thể dùng chung.

– Hoàng tinh cũng bổ mà không nhớt nhưng thiên về bổ trung ích khí nhuận dưỡng âm tân của Phế …. Hà thủ ô thiên về tư bổ Can thận, dưỡng huyết ích tinh. Hà thủ ô đằng vừa có tên là Thủ ô đằng lại vừa có tên là Địa giao đằng, sắc lấy nước cho uống có thể chữa chứng mất ngủ, trừ phong thấp, thư kinh lạc, trừ tê dại sắc lấy nước để rửa ở bên ngoài có tác dụng giải độc, hòa huyết và khư phong, có thể dùng để chữa mụn nhọt, ngứa lở.

– Hà thủ ô sống thích hợp để tiêu loa lịch, giải mụn độc, thông tiện kết,chế Hà thủ ô thích hợp với loại bổ Can thận mạnh gân xương, dưỡng huyết, bền tinh.

Theo ghi chép ở “Bản thảo cương mục”của Lý Thời Chân, vị thuốc này có thể “chỉ tâm thống” cho nên trong điều trị bệnh tim do cao huyết áp, bệnh van tim và chứng đau thắt vùng tim. Trên cơ sở biện chứng luận trị có lúc tác giả dùng Hà thủ ô 9->15g hiệu quả không sai lầm; vì Đông y nói “tâm thống” bao gồm cả vị quản thống cho nên vị quản thống thuốc thể hư đều dùng được cả.

Ngược tật lâu ngày không khỏi xuất hiện hòn khối ở dưới sườn gọi là “Ngược mẫu” (Tỳ sưng to). Vị thuốc này có tác dụng mềm chất rắn và tan kết tiêu sưng, có thể dùng vị này sao với dấm tán bột cho uống mỗi ngày 2, 3 lần, mỗi lần uống một tiền, cũng có thể dùng chung với các vị Sài hồ, hoàng cầm, đẳng sâm, bán hạ, đào nhân, đan bì, sinh mẫu lệ, tam lăng, xạ can và nga truật. Trương Trọng Cảnh có bài Miết giáp tiên hoàn, trong sách Kim quỹ yếu lược là bài thuốc chuyên dùng để chữa ngược mẫu . Những năm gần đây dùng loại viên này để chữa lách to cũng có hiệu quả nhất định.

– Phụ nữ kinh bế, khí huyết lưu thông khó khăn, trong bụng ứ tích kết trệ mà phát sinh khối sưng có thể dùng vị thuốc này dùng chung với các vị Đào nhân, hồng hoa, đương quy vĩ, xích thược, sinh đại hoàng, tam lăng, nga truật, quế chi, chích sơn giáp để thông kinh và tiêu sưng.

– Quy bản thiên về vào Thận tư âm, tác dụng bổ ích mạnh hơn Miết giáp.

– Miết giáp thiên về vào Can thoái nhiệt, sức tán kết mạnh hơn Quy bản.

– Mẫu lệ thiên về hóa đờm kết tiêu loa lịch. Miết giáp thiên vê trừ sườn đầy tán Ngược mẫu.

Liều dùng nói chung là 9 đến 15g. Bệnh nặng có thể dùng đến 30g, vào dạng thuốc sắc thì nên “sắc trước”. Không có tình trạng âm hư nội nhiệt và rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy do ruột lạnh thì không dùng.

BỔ SUNG.

Hà thủ ô tính hơi ấm, vị đắng ngọt rít có công dụng bổ Can thận ích tinh huyết, thông tiện, chữa  mụn nhọt và triệt ngược. Lâm sàng thường dùng để chữa Can thận bất túc huyết hư âm suy dẫn đến hồi hộp mất ngủ, đầu choáng, tai ù, lưng gối yếu mỏi, băng đới di tinh, trường táo tiện bí, âm hư loa lịch, ung nhọt thũng độc, ngược tật…vv.. Ngoài ra còn chữa được một số chứng bệnh khác như :

  1. Loét hành tá tràng : dùng hà thủ ô 60g (để sống hay bào chế đều được), Tiểu hồi hương (sao) 30g , Chư đỗ 1 cái, trước hết rửa sạch Chư đỗ rồi đem hà thủ ô và tiểu hồi hương bọc vào 1 túi lụa, khâu kín mịn, thêm nước vừa phải đem đun chừng nào Chư đỗ nát nhừ ra là được. Lấy ra thuốc bọc ở trong túi vải đem chư đỗ và nước thuốc chia làm 9 phần, mỗi ngày uống 3 phần, mỗi lần uống 1 phần, sau 3 ngày ăn uống hết, hết 12 cái chư đỗ làm một đợt điều trị. Phép này dùng để chữa hơn 10 bệnh nhân loét hành tá tràng hiệu quả rất tốt.
  2. Chứng mỡ trong máu : Dùng chế Thủ ô 30g thêm 300ml nước, đun sôi khoảng 20 phút lấy ra khoảng 150 đến 200ml nước cốt chia làm 2 lần uống lúc nóng, mỗi ngày uống 1 ấm; 20 ngày là 1 đợt điều trị.

Dùng phương pháp này chữa cho 32 người bị mỡ máu cao sau một đợt điều trị kết quả rõ 14 người có hiệu quả 10 người vô hiệu , tỷ lệ 90,93%.

BỔ SUNG.

– Thu hoạch hà thủ ô vào cuối xuân, giữa hè hoặc đầu mùa thu. Phép bào chế cổ điển là thái nhỏ trẩm nước gạo, kỵ dùng đồ sắt.  Theo Lý Thời Trân thì dùng Hà thủ ô trắng và đỏ mỗi thứ một cân, dùng dao tre thái khô, trẩm nước gạo một đêm, lại thái mỏng, dùng 3 đấu đậu đen ngâm nước, cứ một lớp đậu thì một lớp Thủ ô, sau đó đem đun cho chín rồi bỏ đậu đi đem Thủ ô phơi khô. Làm như thế đủ 9 lần phơi 9 lần đồ là được. Hà thủ ô bổ can thận, liễm tinh khí, không có độc, giúp cho sự tiêu hóa, thúc đẩy sự hoạt động của huyết dịch, là một loại thuốc cường tráng chữa các chứng bần huyết và suy nhược thần kinh, tiêu ung thũng chữa loa lịch, chữa đầu và mặt có mụn độc, chữa 5 loại trĩ, khỏi tâm thống, ích khí huyết, đen râu tóc, mạnh gân xương, ích tinh tủy, kéo dài tuổi thọ, chữa phụ nữ sản hậu và các chứng đới hạ.

  1. Chữa Ngược tà ở âm phần lâu ngày không khỏi dùng Hà thủ ô, ngưu tất, miết giáp, quất hồng, thanh bì. Nếu biểu khí đã hư, Tỳ vị đã yếu thì gia Nhân sâm 3-5 tiền, nếu Phế nhiệt thì bỏ Nhân sâm thêm vào Đương quy, liều lượng thích hợp.
  2. Chữa các chứng phong ở vùng đầu mặt kể cả Đại ma phong dùng Hà thủ ô, Thích tật lê, Cam cúc hoa, Thiên môn đông, Hồ ma nhân, Trắc diệp, Bạch chỉ, Kinh giới tuệ, Khổ sâm, Địa hoàng, Bách bộ.
  3. Chữa độc lỵ ra máu tươi dùng Hà thủ ô, Kim ngân hoa, Địa du, Tê giác, Thảo thạch tám, Sơn đậu căn, Hoàng liên, Thược dược, Cam cát, Thăng ma, Cam thảo, Hoạt thạch.
  4. Chữa chứng cốt nhuyễn phong, lưng gối đau không đi lại được, toàn thân ngứa gãi : dùng Hà thủ ô cùng với Ngưu tất thái vụn mỗi thứ một cân, tẩm với rượu ngon1 đêm, phơi khô giã nát luyện mật làm viên uống vào lúc đói trước bữa ăn chiêu với rượu 50 viên. Bài này cũng chữa được phong đờm sốt rét lâu ngày không khỏi.
  5. Chữa loa lịch đã vỡ hoặc chưa vỡ lan tỏa xuống cả phía trước ngực cũng chữa được : dùng Hà thủ ô căn rửa sạch tước nhỏ, đồng thời lại đem đồ cả lên để dùng, dùng thuốc này uống kéo dài sẽ đen râu tóc rất hiệu quả.
  6. Thực thục để tư bổ, cho uống Hà thủ ô hoàn tác dụng mạnh gân xương, ích tinh bổ huyết, uống lâu đen râu tóc mạnh dương sự khiến người sinh đông con, nhẹ mình kéo dài tuổi thọ. Dùng Hà thủ ô 3 cân thái nhỏ phơi khô lại trẩm nước gạo cho nước để dễ thái hơn nữa, Ngưu tất 1 cân cũng thái nhỏ, lấy 1 đấu đậu đen rải 1 lượt đậu rồi rải 1 lượt thuốc, làm nhiều lớp như vậy rồi đun nấu cho nhừ, lấy ra bỏ đậu chỉ lấy Thủ ô lại đồ lại sấy như thế 3 lần rồi tán bột luyện với Táo tàu làm viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-50 viên, uống vào lúc đói chiêu với rượu.

Một cách làm khác là dùng Hà thủ ô trắng và đỏ mỗi thứ nửa cân gọt bỏ vỏ, phơi trong râm cho khô đem tán bột, mỗi ngày uống một tiền chiêu với rượu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *