HỔ TRƯỢNG

HỔ TRƯỢNG

Hổ trượng (cốt khí củ, hoạt huyết đan)
– Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô của cây cốt khí; thuộc họ rau răm.
– Tính vị quy kinh: lạnh, đắng; quy kinh can, kinh đởm, kinh phế.
– Tác dụng: lợi đởm thoái hoàng, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết khứ ít, khứ đàm
chỉ khái.
– Chỉ định:
+ Chứng thấp nhiệt gây vàng da (hoàng đản) thì thường dùng với nhân trần,
hoàng bá, chi tử.
+ Điều trị thấp nhiệt uất kết bàng quang gây tiểu tiện són đau, đái đục (lâm trọc),
phụ nữ ra nhiều khí hư (đới hạ) thì có thể dùng bột hổ trượng uống, hoặc phối hợp với
các thuốc lợi tiểu thông lâm cùng dùng.
+ Chứng thấp độc uất kết cơ nhục, bì phu gây mụn nhọt sưng đau thì dùng nước
sắc hổ trượng để rửa nơi tổn thương. Nếu bị rắn độc cắn, thì dùng nước sắc hổ trượng
uống.

+ Chứng huyết ứ gây kinh bế, đau bụng kinh thì thường dùng với đào nhân, diên
hồ sách, hồng hoa.
+ Điều trị vấp ngã sưng nề thì thường dùng với đương quy, nhũ hương, một
dược, tam thất.
+ Chứng phế nhiệt gây ho, khạc đờm thì thường dùng với bối mẫu, tỳ bà diệp,
hạnh nhân.
– Ngoài ra hổ trượng còn có tác dụng tả hạ thông tiện.
– Liều dùng: 10 – 30g/ngày.
– Chú ý: phụ nữ có thai cấm dùng.
– Tác dụng dược lý: tả hạ, khứ đàm, chỉ khái, chỉ huyết, giảm đau; ức chế tụ cầu,
TK mủ xanh, liên cầu tan huyết, TK thương hàn, TK lỵ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *