Hội chứng cổ vai cánh tay và cách điều trị:
Hội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm các triệu chứng đau mỏi ở vùng cổ, vai, cánh tay, tê bì dọc cánh tay, khó cầm bút, hay đánh máy thì mỏi. Đối tượng bị đau mỏi cổ vai gáy đa phần là phụ nữ , dân làm việc văn phòng, phải ngồi trong thời gian dài với một tư thế.
1.Sơ lược về bệnh:
Định nghĩa: Hội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ, thường kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cổ hoặc tủy cổ.
Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.
2.Nguyên nhân gây hội chứng cổ vai cánh tay
Thoái hóa cột sống cổ là nguyên nhân hay gặp nhất (chiếm 70-80%), gồm thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên, gây hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gặp ở 20-25% người mắc bệnh: khối nhân nhầy thoát vị sẽ chèn ép các rễ thần kinh,chèn đẩy dây chằng dọc sau gây đau.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân ít gặp khác như:Chấn thương,khối u, nhiễm khuẩn,loãng xương,bệnh lý viêm cột sống,bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.
Trong một số trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay là do bản thân bệnh lý của cột sống cổ gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ dây thần kinh cổ.
3 Triệu chứng và chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay
Lâm sàng :
Tùy từng nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể có ít nhiều những triệu chứng và hội chứng sau đây:
– Hội chứng cột sống cổ:
+ Đau vùng cổ gáy, sau khi chấn thương, sau động tác vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy. Đau cũng có thể xuất hiện từ từ, âm ỉ, mạn tính.
+ Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp trong đau cột sống cổ cấp tính
+ Điểm đau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng các rễ thần kinh
– Hội chứng rễ thần kinh :
+ Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay, biểu hiện lâm sàng là hội chứng vai gáy, hoặc hội chứng vai cánh tay. Đau thường tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.
+ Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: Yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay.
-Hội chứng tủy cổ:
+ Do lồi hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tuỷ cổ tiến triển trong một thời gian dài.
+ Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất khéo léo hai bàn tay, teo cơ hai tay, đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương có thể thấy liệt trung ương tứ chi; liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân; rối loạn phản xạ đại tiểu tiện.
– Các triệu chứng khác
+ Hội chứng động mạch sống nền: Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi.
+ Có thể có các rối loạn thần kinh thực vật: Đau kèm theo ù tai, rối loạn thị lực, rối loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay.
+ Khi có các triệu chứng toàn thân như sốt, rét run, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt cân… cần phải đặc biệt lưu ý loại trừ bệnh lý ác tính, nhiễm trùng.
Cận lâm sàng
+ Xét nghiệm máu
+ Chụp X quang thường qui
+ Chụp cộng hưởng từ
+ Chụp cắt lớp vi tính
+ Xạ hình xương
+Điện cơ
Phân biệt hội chứng cổ vai cánh tay với các bệnh lý :
Bệnh lý khớp vai và viêm quanh khớp vai, viêm đám rối thần kinh cánh tay, hội chứng đường hầm cổ tay, bệnh lý tủy sống do viêm, nhiễm trùng, đa xơ cứng, bệnh lý não, màng não, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa gây đau vùng cổ vai hoặc tay.
4. Điều trị:
4.1 Nguyên tắc điều trị :
– Điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng bệnh.
– Kết hợp điều trị thuốc, không dùng thuốc với các biện pháp phục hồi chức năng.
– Chỉ định điều trị ngoại khoa trong một số ít các trường hợp đặc biệt.
4.2 Điều trị cụ thể :
a, Tây y
Thường dùng các loại thuốc: Giảm đau, giãn cơ, chống viêm, vitamin nhóm B
b, Đông y:
Trung tâm đào tạo y học Vũ Gia Đường điều trị chứng cổ vai cánh tay bằng cách kết hợp các biện pháp điều trị châm cứu , cấy chỉ, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt kèm vận động, dùng thuốc.
– Châm cứu các huyệt vùng cổ vai và cánh tay: có tác dụng thông kinh lạc, giảm đau mỏi, tăng tầm vận động
– Xoa bóp bấm huyệt: Giảm đau mỏi , thông kinh lạc, nhẹ đi tình trạng thoái hóa.
– Dùng thuốc: Thường dùng bài thuốc Quyên tý thang với các vị thuốc có tác dụng bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp,thông kinh hoạt lạc
– Thủy châm : tăng dẫn truyền thần kinh,chống viêm giảm đau.
– Cấy chỉ : tác dụng như châm cứu,nhưng kéo dài hơn
5.PHÒNG BỆNH
– Nếu công việc đòi hỏi bạn bắt buộc phải ngồi lâu thì phải thay đổi tư thế sau hai giờ đồng hồ bằng cách đứng lên hoặc quay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.
– Cần duy trì tư thế đầu và cổ thích hợp trong sinh hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể thao, tránh những tư thế ngồi, tư thế làm việc gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức kéo dài, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, chú ý tư thế ngồi và ghế ngồi thích hợp.
– Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứng.
Y học cổ truyền là cách điều trị tự nhiên, an toàn và hiệu quả và có tác dụng tốt đối với các bệnh xương khớp như đau mỏi cổ vai gáy,đau lưng…Bạn có thể yên tâm tin tưởng điều trị ở Phòng khám đông y Vũ Gia Đường.
Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất: