HUYỆT ĐẠI CHÙY
( Hội của mạch Đốc với sáu kinh dương )
1. Vị trí:
– Ở chỗ lõm trên đốt xương sống thứ 1 (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
– Khi cúi đầu, phần dưới cổ nổi lên từ 1 đến 3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương một ngón tay, bảo người bệnh cúi, ngữa và quay đầu vòng tròn. Đốt nào động dưới ngón tay nhiều là đốt sống cổ 7. Lấy huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai đốt này.
2. Giải phẫu:
– Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trám, gân cơ răng bé sau-trên, cơ gối đầu, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng,ống sống.
– Thần kinh vận động cơ như huyệt Thân trụ.
– Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.
3. Tác dụng:
-Tại chỗ: Đau cứng cổ gáy, đau cứng lưng, đau đầu.
-Toàn thân: mệt mõi, sốt rét, cảm cúm ho, đau sườn, đau tức ngực, nhiều đờm dãi, tiết ứ dịch phế quản. Phòng bệnh: Nâng cao sức đề kháng.
Cách châm cứu: Kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống Cổ 7- lưng1, sâu 0,5- 1 tấc. Cứu 10-15 phút.
Chú ý: châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ, hoặc chạy theo dọc cột sống có khi lan sang 2 bên vai.
Kết hợp với Giản sử để chữa sốt rét. Kết hợp với Phế du để chữa tiết ứ dịch phế quản
Trong các hội chứng cấp.Trong tiết ứ dịch phế quản, khi vê kim để kích thích, nếu người bệnh có phản ứng thở dội lên thì thường có kết quả tốt.