HUYỆT PHẾ DU
(Huyệt Du của Phế )
Vị trí: – Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương thứ 3 (Thân trụ), ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
– Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 3 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-sườn,phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 3 và nhánh của dây sống lưng 3. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
Tác dụng:
– Tại chỗ và theo kinh: Đau lưng, cứng gáy, vẹo cổ.
– Toàn thân: Lao phổi, ho, ho ra máu, hen suyễn, sốt âm, ra mồ hôi trộm.
Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 10-30 phút.
Chú ý: Kết hợp với Đại chùy, Cao hoang du chữa viêm phế quản mạn.