HUYỆT PHI DƯƠNG
(Huyệt Lạc nối với kinh Thiếu âm Thận)
Vị trí: – Ở trên mắt cá ngoài chân 7 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
– Lấy ở chỗ tiếp nối giữa phần thịt và phần gân của bờ ngoài cơ sinh đôi ngoài, trên huyệt Côn lôn 7 tấc, phía ngoài và phía dưới huyệt Thừa sơn độ 1 tấc.
Giải phẫu: Dưới da là bờ ngoài chỗ tiếp nối giữa phần thịt với phần gân của cơ sinh đôi ngoài, cơ dép, cơ gấp dài ngón chân cái, cơ chày sau, màng gian cốt. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hay L5.
Tác dụng:
– Tại chỗ: Đau cẳng chân.
– Theo kinh: Chân và lưng yếu mỏi không có sức, đau đầu hoa mắt, ngạt mũi, chảy máu mũi.
– Toàn thân: Trĩ, đau nhức các khớp, sốt không ra mồ hôi.
Cách châm cứu: Châm 0,5-0,8 tấc. Cứu 5-10 phút.