KHỔ SÂM
– Tên khoa học: Radix Sophorae Flavescentis.
– Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây khổ sâm Sophora Flavescens Ait;
thuộc họ cánh bướm (Papilionaceae).
– Tính vị quy kinh: lạnh, đắng; quy kinh tâm, kinh can, kính vị, kinh đại trưởng,
kinh bàng quang.
– Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, sát trùng, lợi niệu.
– Chỉ định:
+ Chứng thấp nhiệt vẫn kết vị trường gây đau bụng, đại tiện lỏng, thậm chỉ đi
ngoài ra mẫu thì thường dùng cùng với mộc hương; điều trị thấp nhiệt gây đại tiện
ra máu, trĩ chảy máu thì thường dùng cùng với mình địa (như bài Khổ sâm địa
hoàng hoàn); điều trị thấp nhiệt gây chứng vàng da, tiểu đô thị thường dùng cùng
với chỉ tử, long đởm thảo.
+ Chứng đới hạ, ngứa âm hộ, thấp chín, tiểu tiện không lợi thì thường dùng cùng
với hoàng bá, có thể dùng ngoài để rửa hoặc uống trong.
+ Điều trị ghẻ thường dùng cùng với khô phàn, lưu hoàng chế thành cao lỏng bôi
tại chỗ. Phụ nữ có thai, tiểu tiện không thông lợi thì thường dùng cùng với bối
mẫu, đương quy (như bài Đương quy khổ sâm hoàn).
+ Điều trị thấp nhiệt bàng quang gây chứng tiểu tiện không thông thì dùng cùng
với bồ công anh, thạch vĩ.
– Liều dùng: 3 – 10g/ngày.
– Chú ý: không dùng khi tỳ vị hư hàn, âm hư thương tân.
– Tác dụng dược lý: chữa rối loạn nhịp tim, tăng lưu lượng tuần hoàn vành, giảm
mỡ máu, ngăn ngừa giảm bạch cầu, sát khuẩn trực khuẩn âm đạo, các chỉ trực
khuẩn lao, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng; lợi niệu, chống viêm, chống quá mẫn, tiêu
đàm.