MỘC HƯƠNG
– Tên khoa học: Radix Auklandiae.
– Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây mộc hương hoặc xuyên mộc hương; đều
thuộc họ cúc.
– Tính vị quy kinh: ấm, cay, đắng; quy kinh tỳ, vị, đại trường, tam tiêu, đởm.
– Tác dụng: hành khí chỉ thống.
– Chỉ định:
+ Điều trị tỳ vị khí trệ gây bụng đầy trướng đau thì thường dùng với trần bì,
sa nhân, đàn hương.
+ Điều trị tỳ hư khí trệ gây bụng đầy trướng, ăn ít, đại tiện lỏng nát thì dùng
phối hợp với đảng sâm, bạch truật, trần bì (như bài hương sa lục quân tử thang).
+ Điều trị chứng tả lỵ gây đau quặn, mót rặn, đi ngoài nhiều lần thì thường
phối hợp với hoàng liên (như bài hương liên hoàn).
+ Điều trị ẩm thực tích trệ gây đại tiện táo lỏng thấy thường thì thường dùng
phối hợp với binh lang thanh bì, đại hoàng (như bài mộc hương binh lang hoàn).
+ Điều trị chứng thấp nhiệt uất kết (do rối loạn chức năng sơ tiết của can,
chức năng vận hoá của tỳ) gây bụng trướng, tức ngực sườn, vàng da thì thường
dùng với uất kim, đại hoàng, nhân trần. Gần đây, dùng mộc hương trong điều trị
sỏi mật, cơn đau quặn gan cũng đạt hiệt quả tốt.
– Liều dùng:3-10g/ngày.
– Tác dụng dược lý: vừa có tác dụng hưng phấn vừa có tác dụng ức chế ruột,
tăng tiết dịch tiêu hoá, ức chế trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, lợi niện; tăng
cường tiêu sợi huyết.