Viêm khớp cùng chậu được điều trị như thế nào?
VIÊM KHỚP CÙNG CHẬU
Khớp cùng chậu là khớp nối liền phần xương cùng cụt của cột sống với phần sau của xương chậu. Mỗi người có hai khớp cùng chậu nằm ở vùng giữa hai mông. Viêm khớp cùng chậu đa số là viêm vô khuẩn ít trường hợp là viêm nhiễm khuẩn và có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên khớp. Việc điều trị viêm khớp cùng chậu phải được tiến hành sớm, kết hợp với luyện tập các tư thế tốt để phòng tránh các biến chứng của bệnh.
I. Viêm khớp cùng chậu là gì ?
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng khớp cùng chậu sưng, nóng, đỏ, đau. Biểu hiện thường là đau vùng thắt lưng cùng, đau giữa hai mông, đau vùng chậu hông.
Viêm khớp cùng chậu do nhiều nguyên nhân, hay gặp nhất trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính, viêm khớp cùng chậu ở phụ nữ khi mang thai, sau đẻ.
Ít gặp viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn.
II. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cùng chậu:
Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu rất đa dạng được chia thành các nhóm chính sau :
– Nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính:
Viêm khớp cùng chậu thường liên quan đến một số bệnh lý như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do vảy nến, viêm khớp tự miễn,… Đây là những nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu của nam giới. Viêm khớp có thể ở một hoặc 2 bên.
– Do bị nhiễm khuẩn:
Thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh có viêm đường tiết niệu. Những phụ nữ bị viêm đại tràng, viêm đường sinh dục tiết niệu, không vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là trong thời gian hành kinh có thể khiến âm đạo, tử cung, phần phụ viêm nhiễm lan rộng đến khớp vùng chậu gây viêm khớp.
– Viêm khớp cùng chậu vô khuẩn:
Trong quá trình mang thai ở những tháng cuối, thai to hoặc khi chuyển dạ, thai lọt xuống vùng tiểu khung làm căng giãn khớp cùng chậu quá mức, ứ nước, phù nề vùng dây chằng quanh khớp mà gây viêm khớp cùng chậu vô khuẩn.
III. Triệu chứng của viêm khớp cùng chậu:
– Đau âm ỉ, kéo dài ở vùng cột sống thắt lưng cùng, giữa hai mông, vùng chậu hông, lâu dần có thể kèm theo teo cơ mông. Dễ nhầm với thoái hóa cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa…
– Đau trong viêm khớp cùng chậu thường có tính chất âm ỉ, kéo dài dai dẳng.
– Một số trường hợp phụ nữ sau sinh bị đau vùng khớp cùng chậu dữ dội đến mức không thể chịu được, ảnh hưởng đến vận động như: không thể ngồi xổm, ngồi lâu, cúi xuống khó và đau, nghiêng và xoay người rất khó khăn.
– Trong những trường hợp đau nhiều khám vùng gần cột sống cùng cụt có thể phát hiện vùng da nóng hơn, ấn xuống có thể thấy đau chói.
IV. Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu
Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu dựa vào triệu chứng lâm sàng và hình ảnh chụp X- quang.
Hình ảnh X-Quang viêm khớp cùng chậu 1 bên (dấu mũi tên)
V. Tiến triển của viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dễ tiến triển đến dính khớp hoặc thành mạn tính.
Về tiên lượng điều trị bệnh thì viêm khớp cùng chậu thường hồi phục chậm. Thời gian hồi phục bệnh phụ thuộc vào nhóm nguyên nhân gây bệnh như:
– Viêm khớp cùng chậu sau đẻ thường hồi phục nhanh và khỏi hoàn toàn.
– Viêm khớp cùng chậu ở nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính thường tồn tại dai dẳng theo bệnh.
– Viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn tiên lượng phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, bệnh và biến chứng kèm theo.
VI. Cách điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu
Ngoài dùng thuốc thì chúng ta cần tập luyện để giúp vùng khung chậu chắc chắn, đàn hồi tốt giúp cho quá trình phục hồi bệnh được nhanh chóng hiệu quả.
– Biện pháp không dùng thuốc:
Nghỉ ngơi trong giai đoạn đau cấp, mức độ đau nhiều. Ở giai đoạn lui bệnh, đỡ đau, người bệnh cần tập các bài tập thể dục để duy trì các chức năng vận động của cột sống, tránh co cơ cũng như các tư thế xấu sau này.
Chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp bấm huyệt, mát xa.
– Biện pháp dùng thuốc:
Thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc corticoid.
Viêm khớp cùng chậu vô khuẩn nhưng kết hợp có nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục phải dùng thuốc kháng sinh kèm theo. Viêm khớp cùng chậu ở phụ nữ mang thai, cho con bú phải rất thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh.
Trong một số trường hợp viêm khớp cùng chậu có nguyên nhân do bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính có thể phải điều trị corticoid toàn thân, nếu như không đáp ứng với thuốc giảm đau chống viêm không steroid.
VII.Viêm khớp cùng chậu được điều trị như thế nào?
Phòng khám Đông y Vũ Gia Đường điều trị viêm khớp cùng chậu:
Viêm khớp cùng chậu được xếp vào “Chứng tý” của Y học cổ truyền.
Nguyên nhân gây ra viêm khớp cùng chậu có khá nhiều:
– Do bẩm tố tiên thiên bất túc, các cân, xương gân không được tốt, bị tác động của các yếu tố bên ngoài như làm việc mệt mỏi kéo dài, thấp nhiệt mà gây ra bệnh.
– Ở những phụ nữ mang thai và sau sinh thì khí huyết bị hao tổn nhiều lại thêm vệ sinh không sạch sẽ, các yếu tố thấp nhiệt xâm nhập vào gây viêm nhiễm, lan đến vùng lân cận, khiến cho khớp cùng chậu bị viêm.
– Trong quá trình chuyển dạ, các cân, cơ bị dãn quá mức, huyết trệ ở đó mà gây đau đớn.
Pháp điều trị : Bổ xương khớp, thông kinh hoạt lạc
Nếu do thấp nhiệt thì thêm Thanh nhiệt giải độc
Do huyết ứ thì hoạt huyết hóa ứ, nếu do huyết hư thì bổ huyết.
Bài thuốc :
Tục đoạn 15g Đỗ trọng 10g
Đào nhân 8g Hồng hoa 6g
Kim ngân đằng 12g Thổ phục linh 10g
Độc hoạt 10g Đương quy 10g
Trần bì 8g Cam thảo 6g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống.
– Châm cứu: Tùy trạng thái cơ thể mà châm bổ hay châm tả các huyệt :
Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Trật biên, Ủy trung, Bát liêu, A thị huyệt.
– Xoa bóp bấm huyệt: Xoa bóp bấm huyệt vùng lưng giúp giãn cơ, giảm đau.
– Thủy châm vùng lưng: Thủy châm Vitamin nhóm B, các thuốc chống viêm nhóm Nonsteroid: Giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, bệnh dứt nhanh.
LỜI KHUYÊN:
Khi bị viêm khớp cùng chậu bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời. Dựa vào những dấu hiệu như đau âm ỉ kéo dài vùng thắt lưng, vùng giữa hai mông, lâu ngày có thể gây teo cơ mông. Có khá nhiều phương pháp điều trị bằng cả Đông y và Tây y. Nhưng do sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm của Tây y sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày gan thận, nên những người bị bệnh dạ dày tá tràng, những phụ nữ mang thai và cho con bú có thể lựa chọn điều trị bằng Đông y an toàn, không tác dụng phụ.
Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất: