BẠCH THƯỢC

BẠCH THƯỢC

– Bộ phận dùng : rễ phơi khô cây bạch thược, thuộc họ mao lương.

– Tính vị quy kinh: hơi lạnh, đắng, chua ngọt quy kinh can, tỳ.
-Tác dụng: dưỡng huyết, điều kinh, bình can chỉ thống, liễm âm chỉ hàn.
– Chỉ định:
+ Điều trị chứng huyết hư, âm hư nội nhiệt gây rối loạn kinh nguyệt, băng
lậu thì thường dùng với a giao, địa cốt bì.
+ Điều trị chứng can âm bất túc, can dương thượng cang gây đau đầu,
chóng mặt, đau tức ngực sườn, đau bụng, tứ chi co quắp thì thường dùng cùng
với ngưu tất, sinh địa, thạch quyết minh.
+Điều trị can uất gây đau tức ngực sườn thì thường dùng cùng với đương
quy, bạch truật, sài hồ.
+ Điều trị đau bụng, tứ chi co quắp thì thường dùng cùng cam thảo. Điều
trị can vị bất hòa gây đau bụng tiết tả thì thường dùng cùng với phòng phong,
bạch truật.
– Liều: 10-15g/ ngày. Liều cao 25-30g/ ngày.
– Tác dụng dược lý: giảm co quắp, ức chế cơ trơn tử cung và đại tràng,
trấn tĩnh, giảm đau, hạ huyết áp. Bạch thược cam thảo cùng dùng thì có tác
dụng điều trị co thắt cơ trơn gây đau bụng, đau đại tràng. Điều tiết khả năng đáp
ứng miễn dịch, tăng lưu lượng tuần hoàn, ức chế một số loại vi khuẩn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *