Thuốc phát tán phong thấp – thuốc giải biểu phần 2 :
- KHƯƠNG HOẠT
Dùng rễ của cây Khương hoạt.
TÍNH VỊ: vị cay, đắng,tính ấm.
QUY KINH: vào kinh bàng quang, can, thận.
CÔNG NĂNG : phát tán phong hàn trừ phong thấp, giảm đau
CHỦ TRỊ:
- Tán hàn giải biểu, dùng khi cảm mạo phong hàn, đau đầu, toàn thân đau mỏi,
- Trừ thấp, chỉ thống: dùng để chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương cốt, đau dây thần kinh, đau do lạnh.
LIỀU DÙNG: 4-12g/ngày.
KIÊNG KỴ: những người huyết hư, không do phong hàn thì không dùng vì vị thuốc mang tính ôn táo dễ hao tổn tân dịch.
CHÚ Ý: dùng tốt trong các chứng thấp đau nhức xương cốt , thần kinh từ lưng trở lên .
- ĐỘC HOẠT
Dùng rễ của cây độc hoạt
TÍNH VỊ: vị đắng , cay tính ấm.
QUY KINH: vào kinh bàng quang, can, thận.
CÔNG NĂNG: phát tán phong hàn , trừ phong thấp.
CHỦ TRỊ:
- Trừ phong thấp dùng khi phong hàn thấp tý, tê liệt cơ thể.
- Chỉ thống: chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh, hay dùng cho chứng đau từ thắt lưng trở xuống.
- Chữa cảm mạo phong hàn.
- LIỀU DÙNG : 6-12g/ngày.
- KIÊNG KỴ : những người âm hư hỏa vượng, huyết hư không nên dùng.
- UY LINH TIÊN
Dùng rễ cây uy linh tiên
TÍNH VỊ : vị cay, mặn, tính ấm.
QUY KINH: vào kinh bàng quang.
CÔNG NĂNG: trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc.
CHỦ TRỊ:
- Trừ phong thấp, giảm đau,chữa tê thấp khớp xương sưng đau, chân tay tê dại, đau nhức trong xương, đau lưng, đau dây thần kinh.
- Chống viêm,chữa viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, đau răng, viêm mũi.
- Chữa chứng hoàng đản có phù thũng ( phối hợp vs mộc thông, nhân trần chi tử)
- Lợi tiểu, tiêu phù, dùng trong trường hợp viêm khớp có phù nề.
- Dùng ngoài ngâm rượu chữa hắc lào, lang ben.
LIỀU DÙNG: 4-12g/ngày.
KIÊNG KỴ: những người huyết hư không nên dùng
- MỘC QUA
Dùng quả chín phơi sấy khô của cây mọc qua
TÍNH VỊ: vị chua, chát, tính ấm.
QUY KINH: vào kinh can, tỳ, thận
CÔNG NĂNG: trừ thấp.
CHỦ TRỊ:
- Chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh,chân tay đau nhức.
- Chữa phù nề do tỳ hư.
- Chữa ho lâu ngày.
LIỀU DÙNG: 6-12g/ngày.
CHÚ Ý: mộc qua thường được dùng phối hợp với xương hổ trong các đơn thuốc chữa đau nhức, thấp khớp, ho lâu ngày, phù nề.
KIÊNG KỴ: bí tiểu, trường vị tích nhiệt không nên dùng.
- PHÒNG PHONG
Dùng rễ của một số cây khác nhau như :
- Xuyên phòng phong
- Phòng phong hay thiên phong phong
Ta vẫn phải nhập của trung quốc, do đó phải chú ý kết quả điều trị do nguồn gốc không thống nhất.
TÍNH VỊ: vị cay, ngọt, tính ấm.
QUY KINH: vào kinh bàng quang, can.
CÔNG NĂNG: phát tán giải biểu, trừ phong thấp.
CHỦ TRỊ:
- Chữa cảm mạo phong hàn, chữa sốt rét, đau đầu, ho.
- Trừ phong thấp, giảm đau, chữa đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, buốt cơ, đau nửa đầu.
LIỀU DÙNG: 6-12g/ ngày
KIÊNG KỴ: những người âm hư hỏa vượng, không có phong tà không nên dùng
Phòng phong tương sát với thạch tín ( phòng phong trừ độc thạch tín)
- MÃ TIỀN TỬ
Dùng hạt cây mã tiền ( còn gọi là củ chi)
Vị thuốc có độc, trước khi dùng uống phải qua chế biên đạt tiêu chuẩn
TÍNH VỊ: vị đắng, tính hàn, có đại độc.
QUY KINH: vào kinh can, tỳ.
CÔNG NĂNG: trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, mạnh gân cốt.
CHỦ TRỊ:
- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, giảm đau trong các bệnh phong thấp, đau khớp cấp hoặc mãn tính.
- Mạnh gân cốt, dùng trong các trường hợp gân và cơ tê đau, đau thần kinh ngoại biên.
- Dùng ngoài chữa ghẻ và một số bệnh ngoài da( tán bột trộn với dầu vừng bôi )
- Tây y dùng làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng phản xạ tủy, tăng cường kiện và nuôi dưỡng của cơ.
- Làm nguyên liệu để chiết xuất Strycnin
LIỀU DÙNG: 0,1-0,3g/ngày.
KIÊNG KỴ: không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai
Bệnh di tinh, mất ngủ không dùng.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: với liều nhỏ thuốc kích thích thần kinh trung ương và ngoại vi. Ngoài ra còn có tác dụng tăng huyết áp tăng tiết dịch vị.
- Độc tính: mã tiền rất độc . Khi bị ngộ độc thường ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạnh nhanh và yếu , tứ chi cứng đờ , co giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng. Sau 5 phút đến 5h chết vì ngạt.
- RẮN
Nhân dân ta thường dùng nhiều loại rắn khác nhau để làm thuốc
VD: rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia, răn ráo.
Những bộ phận thường dùng: thịt rắn, mật rắn, xác rắn , nọc rắn độc.
TÍNH VỊ: vị ngọt, mặn, có độc, tính ấm
QUY KINH: vào kinh can.
CÔNG NĂNG: trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ phong giải độc
CHỦ TRỊ:
- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, dùng trong các bệnh đau xương, đau cột sống hoặc chân tay tê dại.
- Chỉ kinh , giải co quắp, dùng trong các chứng kinh phong, bán thân bất toại.
- Xác rắn(xa thoái) : vị mặn, tính bình có tác dụng trừ phong giải độc như: làm tan mọng mắt chữa viêm họng, chữa mụn nhọt sang lở .
LIỀU DÙNG : 8-16g/ngày
KIÊNG KỴ: cơ địa dị ứng không nên dùng
Phụ nữ có thai không nên dùng.
CHÚ Ý :
- Mật rắn có tác dụng chống viêm , giảm đau tốt.
- chú ý tránh nọc độc khi chế biến.
- HỔ CỐT( xương hổ)
Dùng xương Hổ
TÍNH VỊ: vị măn,cay, tính hơi ấm.
QUY KINH: vào kinh can, thận.
CÔNG NĂNG:khu phong, mạnh gân cốt, trấn kinh.
CHỦ TRỊ:
- Chữa gân cốt đau nhức, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, đau cột sống, đau dây thần kinh liên sườn, bán thân bất toại.
- Bổ khí huyết, tăng sức đề kháng, cơ thể suy nhược da dẻ xanh xao, người vô lực.
LIỀU DÙNG: 10-30g/ngày, xương đã chế dạng bột.
KIÊNG KỴ: những người huyết hư hỏa thịnh không nên dùng.
CHÚ Ý: có thể dùng dạng bột xương, ngâm rượu hoặc dạng cao.
Ngoài thuốc phát tán phong thấp xin quý vị theo dõi các bài viết tiếp theo của Trung Tâm về Ngoại tà (nguyên nhân gây bệnh): Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt Đặc điểm: đã số có vị cay, có tác dụng phát tán, phát hãn (làm ra mồ hôi) giải biểu giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn sở đậu mọc.
Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về các vị thuốc: