Thuốc phát tán phong thấp – thuốc giải biểu phần 1

Thuốc phát tán phong thấp – thuốc giải biểu phần 1:

A.Đại cương

  1. Định nghĩa

Thuốc phát tán phong thấp là thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm nhập vào da, gân, cơ, cơ,xương,kinh lạc gây đau nhức ;mà y học cổ truyền gọi là các chứng tý.

  • Nguyên nhân : phong thấp hàn và phong thấp nhiệt
  • Đặc điểm : các vị thuốc trừ phong thấp đều tương đối ráo và nóng, vì vậy những người âm hư, huyết hư khi sử dụng nên thận trọng.
  1. Những chú ý khi sử dụng thuốc phát tán phong thấp
  • Cần chú ý phân biệt tính hàn, nhiệt của vị thuốc để chữa các chứng bệnh do phong thấp hàn và do phong thấp nhiệt có khác nhau.
  • Muốn đẩy mạnh tác dụng của thuốc phát tán phong thấp cần phối ngũ:
  • Với thuốc hoạt huyết : để giảm sưng đau và đến nơi cần chữa trị bệnh
  • Với thuốc lợi niệu để trừ thấp, giảm bớt triệu chứng sưng phù tại chỗ.
  • Với các thuốc bổ , vì theo lý luận trung y:

Phối hợp với với thuốc kiện tỳ vì tỳ ghét thấp , và tỳ chủ vận hóa thủy thấp ra ngoài.

Phối hợp với các thuốc bỏ can huyết trong trường hợp teo cơ, cứng khớp vì can chủ cân, nuôi dưỡng cân.

Phối hợp với các thuốc bổ thận với các bệnh xương, khớp mãn tính vì thận chủ cốt tủy.

         Nên phối hợp với các thuốc thông kinh hoạt lạc như : quế chi, tế tân … vì phong thấp ứ đọng ở ở gân, cơ, xương, kinh lạc.

  • Bệnh lâu ngày thường dùng thuốc ngâm rượu.

Các vị thuốc :

  1. HY THIÊM

hy thiêm tươi - thuốc phát tán phong thấp

Dùng toàn thân trên mặt đất lúc cây sắp ra hoa của cây hy thiêm

Tính vị: vị đắng , tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, thận .

Công năng : trừ phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, giải độc.

Chủ trị:

Hy-Thiêm khô

  • Chữa các bệnh phong tê thấp , thấp khớp, đau xương , chân tay tê mỏi , đau lưng, đau thần kinh.
  • Giã đắp chữa mụn nhọt, dị ứng.
  • Bình can tiềm dương: chữa các chứng đau đầu, hoa mắt , huyết áp cao.

Liều dùng : 8-16g/ngày.

Chú ý:

  • Khi dùng có thể tẩm rượu pha mật ong, rồi đồ chín, sau phơi sấy khô.
  • Tác dụng dược lý: có tác dụng hạ huyết áp.
  1. TANG CHI

tang chi tươi

Dùng cành đầu non của cây dâu tằm . Cành dâu sau khi thu hái, phơi qua cho mềm , sau đó thái thành phiến mỏng , phơi sấy khô, khi dùng sao vàng hoặc tẩm rượu sao.

TÍNH VỊ: vị đắng, tính bình.

QUY KINH: vào kinh phế, thận .

CÔNG NĂNG: trừ phong thấp, lợi gân cốt.

CHỦ TRỊ:

tang chi khô - thuốc phát tán phong thấp

  • Trừ phong thấp,thông kinh hoạt lạc, chữa đau nhức khớp xương, chân tay co rút tê dại.
  • Chữa ho (có thể phối hợp với cát cánh, bách hộ, , trần bì)
  • Lợi tiểu chữa đái buốt, đái dắt,tiểu tiện khó khăn hoặc bị phù thũng
  • Hạ áp : có thể nấu nước tang chi ngâm chân 20 phút trước khi ngủ.

LIỀU DÙNG: 8-12g/ngày

  1. TANG KÝ SINH

tang ký sinh tươi - thuốc phát tán phong thấp

         Dùng toàn thân cây tầm gửi, sống ký sinh trên cây dâu

       TÍNH VỊ : vị đắng , tính bình

       QUY KINH: vào kinh can, thận

       CÔNG NĂNG: thông kinh, hoạt lạc , bổ thận, an thai.

       CHỦ TRỊ :

tang-ky-sinh khô

  • trừ phong thấp, mạnh gân cốt dùng khi chức năng gan thận kém dẫn đến đau lưng, mỏi gối ở người già , trẻ con chậm biết đi , chậm mọc răng, đau dây thần kinh( dùng bài độc hoạt ký sinh thang)
  • dưỡng huyết, an thai, dùng khi huyết hư dẫn đến động thai, có thai ra máu . Dùng cho phụ nữ đẻ xong ko có sữa , làm xuống sữa .
  • hạ áp : dùng với bệnh nhân cao huyết áp.

LIỀU DÙNG: 10-20g/ngày
KIÊNG KỴ : khi mắt có màng mộng thì không dùng

  1. THIÊN NIÊN KIỆN : ( sơn thục )

Thiên niên kiện tươi

Dùng thân rễ cây thiên niên kiện

TÍNH VỊ: vị đắng , cay, hơi ngọt, tính ấm.

QUY KNH: vào kinh can thận.

CÔNG NĂNG: trừ phong thấp, bổ thận, mạnh gân cốt.

CHỦ TRỊ:

Thiên niên kiện khô - thuốc phát tán phong thấp

  • Trừ phong thấp, chỉ thống : dùng khi phong hàn thấp tý đau nhức xương khớp cơ nhục, đặc biệt các khớp vai, cổ, gáy.
  • Thông kinh hoạt lạc :dùng khi khí huyết ứ trệ dẫn đến tê dại co quắp, đau dây thần kinh.
  • Mạnh gân cốt: dùng cho người già đau nhức mình mẩy, trẻ con chậm biết đi .
  • Kích thích tiêu hóa: dùng khi tỳ vị hư hàn ăn uống khó tiêu đầy bụng.
  • Dùng khói Thiên niên kiện và thương truật xông chữa chàm dị ứng.

             LIỀU DÙNG : 6-12g/ ngày.

            KIÊNG KỴ: không nên dùng cho người âm hư hỏa vượng, người háo khát, táo bón, đau đầu.

             CHÚ Ý :

vị thuốc có tác dụng trù phong , chỉ thống tương đối mạnh, nên có thể phối hợp với các thuốc khác làm thuốc xoa bóp chữa đau nhức xương khớp

vị thuốc có mùi thơm mạnh , thường dùng cho vào thuốc ngâm rượu, đặc biệt các thuốc có mùi tanh như rắn, tắc.

  1. THỔ PHỤC LINH( củ khúc khắc, củ kim cang )

Thổ phục linh tươi

Dùng thân rễ phơi sấy khô của nhiều cây thuộc chi Smilax

TÍNH VỊ: vị ngọt, nhạt, tính bình.

QUY KINH: vào kinh can, thận, vị.

CÔNG NĂNG: trừ phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thủy ngân.

CHỦ TRỊ:

thổ phục linh khô

  • Chữa đau nhức khớp xương.
  • Giải độc thủy ngân.
  • Trừ rôm sẩy, mụn nhọt.
  • Dùng trọng nhân dân để tẩy độc cơ thể , bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau nhức khớp xương.
  • LIỀU DÙNG : 6-12/ ngày.
  1. DÂY ĐAU XƯƠNG: ( khoan cân đằng)

dây đau xương tươi

Dùng toàn thân cây tươi hoặc khô của các loại dây đau xương

TÍNH VỊ: đắng, mát

QUY KINH: can, tỳ.

dây đau xương khô

CÔNG NĂNG: khu phong, thư cân, thanh nhiệt, hoạt huyết.

CHỦ TRỊ: chữa phong thấp tê bại. Các khớp xương đau nhức , ngã tổn thương , ứ máu , sốt rét kinh niên.

LIỂU DÙNG: 10-12g/ ngày. Có thể dùng sống hoặc sao vàng , có thể dùng ngâm rượu uống hoặc xoa bóp , hoặc sắc uống, giã nhỏ đắp ngoài.

  1. KÉ ĐẦU NGỰA( thương nhĩ tử)

ké đầu ngựa tươi

Dùng quả chín phơi sấy khô của cấy ké đầu ngựa. Ngoài ra còn dùng toàn thân trên mặt đất của cây ké đầu ngựa.

TÍNH VỊ: vị đắng, cay, tính ấm.

QUY KINH : vào kinh phế, thận, tỳ.

CÔNG NĂNG: phát tán phong hàn, phát tán phong thấp, giải độc, giải dị ứng.

CHỦ TRỊ:

ké đầu ngựa khô

  • Khứ phong thấp , giảm đau, dùng chữa đau khớp , đau dây thần kinh, chân tay co quắp tê dại.
  • Chữa cảm mạo phong hàn dẫn đến đau đầu.
  • Chống viêm: chữa viêm xoang, viêm mũi mạn tính, chữa đau răng( sắc lấy nước ngậm)
  • Sát trùng chữa mụn nhọt, vết thương nấu nước rửa.
  • Tán kết: làm mềm các khối rắn làm mềm bướu cổ.
  • Lợi niệu chữa phù thũng

LIỀU DÙNG: 6-12g/ ngày.

KIÊNG KỴ : theo tài liệu cổ khi dùng ké đầu ngựa phải kiêng ăn thịt lợn, thịt ngựa( khắp mình sẽ nổi quầng đỏ)

Nhức đầu do huyết hư không nên dùng.

  1. NGŨ GIA BÌ:

ngũ gia bì tươi

Có nhiều loại ngũ gia bì

TÍNH VỊ: vị cay, tính ấm.

QUY KINH: vào kinh can, thận.

CÔNG NĂNG: trừ phong thấp, mạnh gân xương.

CHỦ TRỊ:

ngũ gia bì khô

  • Chữa các bệnh đau lưng, gối, đau khớp, sưng khớp, gân co quắp.
  • Bổ dưỡng khí huyết : dùng khi cơ thể suy nhược,thiếu máu, vô lực, mệt mỏi
  • Kiện tỳ cố thận, dùng khi da thịt teo nhẽo, bại liệt, trẻ em chậm biết đi, chậm mọc răng.
  • Lợi tiểu , tiêu phù thũng.
  • Giảm đau, dùng trong sang chấn gãy xương.
  • Giải độc, chữa mụn nhọt,sang lở.
  • LIỀU DÙNG: 6-12g/ngày

CHÚ Ý:

  • Tác dụng dược lý: thuốc có tác dụng tăng sức dẻo dai, bền bỉ của cơ bắp. Dịch chiết nước có tác dụng giảm thấp tính mẫn cảm của tia tử ngoại trên da bình thường, tăng sức chịu đựng của mạnh máu nhỏ dưới áp suất thấp.

Còn dùng vỏ thân của cây ngũ gia bì chân chim, có vị hơi cay, vào can, thận để trị đau lưng, nhức xương thể phong hàn thấp, kích thích tiêu hóa , ăn ngon cơm.

Xin quý vị đọc tiếp bài Thuốc phát tán phong thấp – thuốc giải biểu phần 2 để hiểu thêm tác dụng của những vị thuốc giải biểu tới sức khỏe đời sống con người.

Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về các vị thuốc:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *