CHƯƠNG 6:THUỐC HÓA ĐÀM CHỈ HO BÌNH XUYỄN THUỐC ĐÔNG Y PHẦN 1:
- Đại cương:
Thuốc hóa đàm chỉ ho bình xuyễn là các vị thuốc có tác dụng làm hết hay giảm các triệu chứng ho , đàm và xuyễn.
Y học cổ truyền quan niệm đàm là chất dịch nhớt, dính,sản sinh ra trong quá trình hoạt động của lục phủ ngũ tạng; chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đàm. Đàm ngưng đọng ở bộ phận nào thì gây bệnh cho bộ phận đó.
Nếu đàm đọng ở phế, thường gọi là đờm thì gây bệnh cho đường hô hấp. Đàm ở phế có liên quan đến ho và suyễn. Vì đàm ngưng đọng làm không khí vào phế khó khăn, dẫn đến khó thở, đồng thời là môi trường phát triển tốt cho các loại vi khuẩn, virus. Do đó khử đàm là một khâu quan trọng trong điều trị bệnh ở phế; đặc biệt là đối với ho suyễn
- Thuốc hóa đàm:
Thuốc hóa đàm có tác dụng hóa đàm làm hết đàm, long đàm, trừ đàm, làm cho đàm khạc ra.
Thuốc hóa đàm ngoài ngoài việc trị bệnh đàm ở phế , còn được dùng cho các bệnh phong đàm, đàm tại não như kinh giản, trúng phong.
Phân loại: dựa vào tác dụng của các vị thuốc có thể chia làm 2 loại sau:
- Thuốc ôn hóa hàn đàm ( thuốc hóa đàm hàn)
- Thuốc thanh hóa nhiệt đàm ( thuốc hóa đàm nhiệt)
- Thuốc ôn hóa hàn đàm
Tác dụng: theo YHCT do tỳ dương hư không vận hóa được thủy thấp, ứ lại thành đàm. Chất đàm thường dễ khạc, người mệt mỏi, chân tay lạnh, người mệt mỏi, đại tiện lỏng.
gây đau nhức khớp xương; ứ lại ở cơ nhục gây đau bắp thịt ê ẩm, nhưng đau không nhất định ở chỗ.
ĐẶC ĐIỂM: thường vị cay, tính ấm và táo, dùng cho các chứng đàm lạnh, đàm thấp.
VỊ THUỐC:
- Bán hạ chế( chóc chuột, ba chẽ)
Dùng thân rễ cây bán hạ
Tính vị: vị cay, tính ấm, có độc.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.
Công năng: ráo thấp hóa đàm, giáng nghịch cầm nôn, viêm tiêu, tán kết.
Chủ trị:
- Dùng trong các chứng đàm thấp, biểu hiện ho có nhiều đàm, viêm khí quản mạn tính hoặc kèm theo mất ngủ, hoa mắt nhức đầu, váng đầu. ( bài NHỊ TRẦN THANG: bán hạ, phục linh,trần bì mỗi thứ 12g, cam thảo 10g)
- Chữa khí nghịch lên mà gây nôn hoặc phụ nữ nôn hoặc buồn nôn.
- Dùng ngoài trị rắn cắn, sưng đau.
Liều dùng: 4- 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: những người không có chứng táo nhiệt không nên dùng
Phụ nữ có thai dùng thận trọng.
Bán hạ phản ô đầu, phụ tử.
Chú ý: ngoài vị bán hạ nam, trên thị trường còn có vị bán hạ Bắc
Bán hạ dùng trong nhất thiết phải qua khâu chế biến ; có nhiều phương pháp chế biến, thường được chế biến với gừng ( sinh khương ).
Tác dụng dược lý : bán hạ chưa qua chế biến sẽ làm chim bồ câu và chuột lang nôn mạnh, chuột nhắt bị ho. Qua chế biến với gừng hoặc đem sắc kéo dài > 12h, dịch bán hạ sẽ có tác dụng cầm nôn và chỉ ho.
2.Bạch giới tử ( hạt cải trắng )
Dùng hạt chín của cây cải trắng
Tính vị: vị cay, tính ấm
Quy kinh: vào kinh phế .
Công năng : ôn phế trừ đàm, tiêu viêm, chỉ thống.
Chủ trị:
- Dùng chữa ho do đàm hàn ngưng đọng ở phế hoặc hen suyễn, nhiều đàm, ngực đau đầy chướng .
- Hành khí giảm đau dùng khi khí trệ, đàm ứ đọng, đau khớp, đau nhức cơ nhục.
- Tiêu ung nhọt, tán kết : chữa nhọt lúc mới viêm, hạch giới tử nghiền bột hòa với dấm và bôi vào chỗ nhọt đã mọc.
Liều dùng: 4- 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: những người khí hư có nhiệt và ho khan do phế hư không nên dùng.
3.Tạo giác ( quả bồ kết )
Dùng quả cây bồ kết
Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau :
- Quả bồ kết bỏ hạt (tạo giác)
- Hạt bồ kết( tạo giác tử ) vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt: liều 5- 10g/ ngày, dạng thuốc sắc.
- Gai bồ kết( tạo giác thích) : vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng chữa ác sang tiêu ung độc, làm xuống sữa : liều 5-10g/ ngày sắc uống.
Tính vị: vị cay,mặn, tính ấm, ít độc .
Quy kinh: vào kinh phế, đại tràng
Công năng : trừ đàm thông khiếu, trừ mủ, tán kết
Chủ trị:
- Khử đàm chỉ ho : chữa đàm đặc, ngưng trệ, ngực đầy chướng, suyễn tức, nôn ra đờm rãi.
- Thông khiếu , khai bế: dùng khi trúng phong cấm khẩu, điên giản , đàm tắc lấy cổ họng, cổ họng sưng đau.
- Dùng ngoài trị mụn nhọt, rửa vết thương.
Liều dùng: 4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: những người khí hư có nhiệt và ho khan do phế hư không nên dùng.
Phụ nữ có thai không được dùng.
- Thuốc thanh hóa nhiệt đàm
Tác dụng: các thuốc hóa đàm nhiệt, đa số có tính hàn dùng thích hợp với các bệnh ho suyễn tức, nôn ra đàm đàm đặc, vàng, hôi hoặc các bệnh điên giải kinh phong có đàm ngưng trệ. YHCT quan niệm đó là do đàm hỏa thấp nhiệt , uất kết mà dẫn đến.
Đặc điểm : thường có tính hàn, dùng cho các chứng đàm nhiệt.
VỊ THUỐC:
A.Trúc nhự ( tinh tre )
Dùng lớp vỏ giữa , sau khi đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài ở thân cây tre
Tính vị: vị ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh: vào kinh phế, can, vị.
Công năng : thanh phế lợi đàm, thanh vị cầm nôn.
Chủ trị:
- Chữa ho đàm nhiều do viêm phế quản, viêm phổi ( hay dùng cùng với bán hạ, trần bì )
- Chữa nôn nấc do vị nhiệt.
- Cầm máu do sốt cao gây chảy máu : chảy máu cam, nôn ra máu, rong huyết.
- An thai: do sốt cao gây động thai.
Liều dùng: 6- 12g/ ngày.
Kiêng kỵ: những người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Khi dùng có thể dùng sống hoặc tẩm nước gừng sao vàng và sắc uống
B.Trúc lịch
là dịch chảy ra sau khi dem đốt các ống tre tươi hoặc mang cành tre
Tính vị: vị ngọt, tính đại hàn.
Quy kinh: vào tâm, vị.
Công năng: khử đàm, khai bế, thanh nhiệt trừ phiền.
Chủ trị:
- Chữa sốt cao hôn mê co giật hoặc viêm phối dẫn đến ho hen, khó thở. Dùng trúc lịch, nước gừng mỗi thứ 5- 10ml, uống với nước sôi để nguội.
- Chữa sốt cao, bứt rứt khó chịu.
- Chữa sốt cao gây mất tân dịch gây phiền khát.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.
Liều dùng: 5-10ml/ ngày.
Kiêng kỵ: nếu không có đàm nhiệt thì không được dùng .
Khi uống nên uống với nước gừng.
C.Thiên trúc hoàng ( phấn nứa )
Là những cục bột màu trắng hoặc vàng đọng lại trong ống cây tre hoặc nứa.
Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh: vào tâm, can.
Công năng: thanh nhiệt trừ đàm, định tâm an thần, đuổi phong nhiệt.
Chủ trị:
- Chữa sốt cao, hôn mê, vật vã, mê sảng .
- Chữa viêm phế quản, viêm phổi khó thở , đờm khò khè.
- Chữa trẻ em sốt cao, hôn mê, co giật.
Liều dùng: 3-6g / ngày dạng thuốc sắc; 1-3g/ ngày dạng thuốc bột.
Kiêng kỵ: những người không có đàm nhiệt không nên dùng.
4.Qua lâu nhân
dùng hạt phơi sấy khô của cây qua lâu
Hiện nay qua lâu nhân là hạt phơi sấy khô của nhiều loài đều thuộc họ bí. Ngoài vị qua lâu nhân còn cho nhiều vị thuốc khác như:
- Qua lâu bì ( vỏ quả) : được dùng để chữa ho , thổ huyết, sốt nóng, khát nước. Ngoài ra còn được chữa thủy thũng, hoàng đản.
- Thiên hoa phấn hay qua lâu căn( rễ cây) : chữa sốt nóng, hoàng đản, miệng khô, hơi ngắn.
Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh: vào phế, vị, đại trường.
Công năng: thanh nhiệt hóa đàm, nhuận phế, trị ho, nhuận tràng.
Chủ trị:
- Chữa các chứng đàm nhiệt gây ho, chữa viêm phế quản, giãn phế quản.
- Dùng khi lồng ngực đầy trướng buồn bực do đàm nhiều trong phế quản.
- Nhuận tràng thống đại tiện dùng khi đại tràng táo kết.
- Tán kết tiêu ung thũng: dùng trong viêm hạch, bướu cổ, mụn nhọt.
- Chữa hoàng đản, nhiễm trùng.
Liều dùng: 8-20g/ ngày
Kiêng kỵ: không dùng cho những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy mãn tính, đờm sắc trắng loãng
Qua lâu phản ô đầu
Chú thích :
Tác dụng dược lý : hợp chất saponin trong qua lâu nhân có tác dụng chống ho trừ đàm tốt . thành phần dầu qua lâu nhân có tính chất nhuận tràng.
Phòng khám đông y Vũ Gia Đường
Địa chỉ: Số 5A- ngõ 122- Kim Giang- Đại Kim- Hoàng Mai- Hà Nội
BS Linh: 0906.799.222 hoặc 0936.244.940
Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về cây thuốc chữa bệnh: