Chương 5: THUỐC THANH NHIỆT VỊ THUỐC ĐÔNG Y phần 2

Chương 5: THUỐC THANH NHIỆT VỊ THUỐC ĐÔNG Y phần 2:

IV.    THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
a.    Định nghĩa:
Thuốc thanh nhiệt giải độc là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hỏa độc, nhiệt độc gây ra.
Đặc điểm: đa số có vị đắng,tính hàn , quy kinh can, phế, vị. Đều gây táo( làm mất tân dịch )
b.    Tác dụng:
–    Trị mụn nhọt chốc lở, dị ứng…
–    Trị ho do phế nhiệt( viêm đường hô hấp) viêm họng, viêm amidan,viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản…
–    Hạ sốt do nhiễm khuẩn
–    Chữa viêm cơ, viêm tai giữa, viêm mắt, viêm vú, chữa các vết thương…
c.    Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn, mụn nhọt đã vỡ
d.    CÁC VỊ THUỐC:
1.    KIM NGÂN ( nhẫn đông)
kim ngân hoa tươi Thuốc thanh nhiệt giải độcBộ phận dùng: nụ hoa( kim ngân hoa), cành lá ( kim ngân đằng)
TÍNH VỊ QUY KINH: ngọt, hàn – Phế, vị, tâm, tỳ
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: giải độc ,táo thấp

kim ngân khô–    Trị mụn nhọt dị ứng, viêm vú, ho do phế nhiệt, hạ sốt.
–    Chữa lỵ trực khuẩn, đại tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt
–    Chữa đau khớp ( dùng cành lá )
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: 12-16g khô, 20-50g tươi/ 24h sắc uống.
2.    BỒ CÔNG ANH
bồ công anh tươi           Bồ công anh VIỆT NAM( cây diếp dại, rau bồ cóc, mũi mác)
 Bồ công anh TQ
–    Chỉ thiên, họ cúc
TUỆ TĨNH gọi rễ là tiền hồ nam, dùng để chữa ho
BỘ PHẬN DÙNG: lá tươi hoặc khô
TÍNH VỊ QUY KINH: đắng, ngọt, hàn- Can, vị
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: giải độc, táo thấp, lợi niệu
–    Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm mắt, tràng nhạc( phối hợp hạ khô thảo ), viêm vú ( lá tươi giã vắt nước uống, bã đắp nơi vú sưng đau)
–    Trị đái buốt, đái rắt, phù do viêm đường tiết niệu
–    Chữa đau dạ dày, ăn kém tiêu
LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG: 10-20g khô, 50-100g tươi/ 24h sắc uống hoặc giã đắp.
3.    XẠ CAN( rẻ quạt )
xạ can khôBộ phận dùng: rễ, hơi có độc( gây bỏng niêm mạc )
Tính vị quy kinh: Đắng hàn – Can, phế
Công năng chủ trị: giải độc lợi niệu
 _ ho do phế nhiệt, hạ sốt, trị mụn nhọt, tràng nhạc sưng vú, thống kinh
_ chữa phù bí đại tiểu tiện
LIỀU DÙNG: 3-6g/ ngày sắc uống, bột
4.    SÀI ĐẤT:
sài đất tươiBỘ PHẬN DÙNG: toàn cây tươi hoặc khô, thường dùng tươi
TÍNH VỊ QUY KINH: Đắng, mát- Can, phế, thận
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: giải độc, táo thấp
_ trị mụn nhọt, rôm sẩy, dị ứng, viêm vú, viêm mắt, viêm cơ viêm khớp…
LIỀU DÙNG _ CÁCH DÙNG : 25-30g khô, 100g tươi/ 24h sắc uống, nấu nước tắm.
5.    RẤP CÁ ( diếp cá, ngư tinh thảo )
diếp cáBỘ PHẬN DÙNG: toàn cây tươi hoặc khô
TÍNH VỊ QUY KINH: Cay, hàn – Phế . Hơi có độc( làm phồng da)
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: giải độc, táo thấp
•    Trị mụn nhọt áp xe phổi( phế ung) viêm mắt do trực khuẩn mủ xanh ( lá tươi giã, đắp mắt ), trĩ chảy máu ( uống và xông rửa)
•    Chữa đái buốt, đái rắt do viêm bàng quang niệu đạo
 LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG:
     10-20g khô
    40 -60g tươi / 24h sắc uống, đắp, xông, rửa.
6.    LIÊN KIỀU- TQ ( trúc căn, hạn liên tử, hoàng thọ đan)
liên kiều khôHọ nhài.
BỘ PHẬN DÙNG: Quả chín(lão kiều) quả xanh( thanh kiều)
TÍNH VỊ QUY KINH: đắng, hàn- Đởm, đại trường, tam tiêu
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: giải độc , táo thấp
Trị sốt cao vật vã, mê sàng,mụn nhọt, sưng vú,ổ gà
Trị đái buốt đái rắt do viêm bàng quang niêu đạo
LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG : 10- 30g/ 24h sắc uống hoặc rửa.
7.    SÂM ĐẠI HÀNH ( sâm cau, tỏi lào, tỏi đỏ )
sâm đại hành khôBỘ PHẬN DÙNG: củ tươi hoặc khô
TÍNH VỊ QUY KINH: ngọt, nhạt, mát- Phế, can, thận
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: giải độc bổ huyết
Chữa các bệnh ngoài da,mụn nhọt, chốc lở tràm nhiễm khuẩn, viêm da có mủ, tổ đỉa vảy nến
Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng cấp và mãn
Chữa thiếu máu( huyết hư) da xanh, mệt mỏi
LIỀU DÙNG-CÁCH DÙNG: 4-12g khô, 12-30g tươi / 24h sắc uống, bột, viên, ngâm rượu
8.    MỎ QUẠ ( hoàng lồ, vàng lồ , xuyên phá thạch. )
mỏ quạ tươi BỘ PHẬN DÙNG: lá, rễ.
THÀNH PHẦN HỌC CHÍNH : flavonoid.
CÔNG DỤNG: chữa thương phần mềm.
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG:
 _ Lá tươi rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương, băng lại, mỗi ngày rửa và thay băng một lần . Rửa bằng nước lá trầu không. Thường dùng kết hợp với một số vị thuốc khác
_ Rễ làm thuốc khứ phong hoạt  huyết, pha ứ, chữa ứ tích lâu năm, phụ nữ bế kinh, ngày dùng 10-30g rễ dưới dạng sắc thuốc
V.THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP
a.    Định nghĩa: thuốc thanh nhiệt táo thấp là thuốc dùng để các chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra.
ĐẶC ĐIỂM: đa số vị đắng tính hàn – Quy kinh can, tỳ, phế, thận
Đều mất tân dịch
b.    TÁC DỤNG:
–    Chữa nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo viêm loét tử cung, viêm tinh hoàn…
–    Nhiễm khuẩn tiêu hóa : đau dạ dày, viêm gan mật , lị trực khuẩn , lị amíp…
–    Bệnh ngoài ra bột nhiễm: tràm ghẻ lở, nhiễm khuẩn ( do thấp hóa nhiệt gọi là thấp chẩn )
–    Trị viêm tuyến mang tai( bệnh quai bị)
c.    CÁCH DÙNG:
–    Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất
–    Phối hợp thuốc chữa triệu chứng :
Sốt cao phối hợp thuốc tả hỏa, lương huyết …
Xuất huyết xung huyết phối hợp thuốc hoat huyết, chit huyết
Co thắt gây mót rặn, đái rắt phối hợp thuốc hành khí
d.    KIÊNG KỴ: tỳ vị hư hàn
e.    CÁC VỊ THUỐC:
1.    HOÀNG CẦM- TQ
hoàng cầmHọ bạc hà
BỘ PHẬN DÙNG : rễ
TÍNH VỊ QUY KINH: táo thấp, giải độc, an thai
–    Chữa lị trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, hoàng đản
–    Ho do phế nhiệt: viêm phổi, viêm phế quản
–    Hạ sốt khi sốt lúc nóng, lúc rét gọi là hàn nhiệt vãng lai ( hòa giải thiếu dương )
–    An thai khi sốt nhiễm khuẩn gây động thai
–    Chữa cao huyết áp gây đau đầu mất ngủ ( do làm  giãn mạch) không có tác dụng với cơn tăng huyết áp đột biến
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: 6-12g/ngày
KIÊNG KỴ: hoàng cầm ghét sinh khương
2.    HOÀNG LIÊN
hoàng liên khôGồm nhiều loại:
–    Hoàng liên bắc – TQ
–    Hoàng liên nam
–    Hoàng liên gai
–    Hoàng liên ô rô
BỘ PHẬN DÙNG: rễ của nhiều loài hoàng liên chân gà
Thân và rễ của cây hoàng liên gai,hoàng đằng, thổ hoàng liên( nam hoàng liên)
TÍNH VỊ QUY KINH: đắng , hàn- Tâm, can, đởm, tiểu trường
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: táo thấp, giải độc
–    Chữa lỵ trực khuẩn, lỵ amip, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp ( chữa berberin)
–    Trị mụn nhọt, viêm mắt, viêm tai, viêm loét miệng lưỡi…
–    Chữa sốt cao mê sàng, mất ngủ, nôn, chảy máu do sốt cao
–    Giải ngộ độc ba đậu, khinh phấn ( Hg2cl2)
LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG: 6-12g/ 24h sắc, bột, chiết berberin
KIÊNG KỴ: tỳ hư, ỉa chảy do đậu không dùng
Phụ nữ có thai dùng thận trọng vì berberin gây co bóp tử cung làm xảy thai
3.    HOÀNG BÁ ( hoàng nghiệt) hoàng bá khôHoàng bá nam( núc nác, mộc hồ điệp)
BỘ PHẬN DÙNG: vỏ thân hoàng bá bắc, nam.
–    Hạt cây núc lác gọi là mộc hồ điệp chữa ho hen, viêm PQ
TÍNH VỊ QUY KINH: đắng, hàn- Thận, bàng quang, đại trường
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: táo thấp, giải độc, trừ phong thấp
–    Chữa lị, ỉa chảy nhiễm khuẩn, trĩ , hoàng đản
–    Trị lâm lậu, xích bạch đới : viêm BQ, âm đạo, cổ tử cung
–    Trị mụn nhọt, dị ứng, viêm vú, viêm mắt, đắp vết thương..
–    Chữa thấp khớp có sưng nóng đỏ đau
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: 6-12g/ 24h sắc, bột
4.    NHÂN TRẦN:
nhân trầnCây nhân trần, họ hoa mõm chó
Cây bồ bồ còn gọi là nhân trần bồ bồ, với công dụng như nhân trần.
BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây khô thu hái khi ra hoa
TÍNH VỊ QUY KINH: Đắng hơi hàn ( bình) – Can đởm, bàng quang.
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: táo thấp, phát hãn, lợi tiểu
–    Chữa hoàng đản nhiễm khuẩn thể dương hoàng
–    Chữa cảm phong nhiệt làm ra mồ hôi và lợi tiểu
–    Dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, giúp ăn ngon cơm chóng hồi phục sức khỏe
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: 8-16g/ ngày sắc, hãm, nấu cao.
5.    KHỔ SÂM cho lá
khổ sâm tươiTên khổ sâm chỉ các cây sau:
–    Khổ sâm cho lá, còn gọi là khổ sâm nam
–    Khổ sâm cho rễ , còn gọi là khổ sâm bắc- TQ
–    Khổ sâm cho hạt( xoan rừng, sầu đâu rừng, nha đàm tử )
Dùng hạt đã ép hết dầu chữa lỵ amip và chữa sốt rét
BỘ PHẬN DÙNG: dùng lá của cây khổ sâm cho lá ( khổ sâm nam)
TÍNH VỊ QUY KINH: đắng,hàn- Tâm, tỳ, thận
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: táo thấp, giải độc
–    Chữa đau dạ dày, đầy bụng, tiêu hóa kém, lỵ trực khuẩn, hoàng đản, đái rắt, đái máu do viêm bàng quang
–    Chữa mụn nhọt, dị ứng, tràm, lở ngứa…
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: 6-12g/24h sắc uống, nấu nước tắm
6.    CỎ SỮA( cây có nhựa mủ trắng như sữa )
cỏ sữa–    Cỏ sữa to lá( thiên cầm thảo)
–    Cỏ sữa nhỏ lá ( địa cẩm thảo, hồng liên thảo )
BỘ PHẬN DÙNG: toàn cây của cây cỏ sữa to lá và cây cỏ sữa nhỏ lá
TÍNH VỊ QUY KINH: Đắng, mát- Phế, đại trường
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: táo thấp,giải độc
–    Dùng cỏ sữa nhỏ , lá chữa lỵ trực khuẩn, phối hợp với rau sam, sao vàng hạ thổ sắc uống
–    Dùng cỏ sữa to lá chữa loét giác mạc (giã, đắp mắt)
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG : 16-40g khô, 50- 100g tươi/ ngày uống, đắp mắt
7.    RAU SAM ( mã xỉ hiện)
 rau samBỘ PHẬN DÙNG: toàn cây tươi hoặc khô, hay dùng tươi.
TÍNH VỊ QUY KINH: chua, hàn- Tâm,can tỳ
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: táo thấp, giải độc, nhuận tràng
–    Chữa lỵ trực khuẩn( phối hợp với cỏ sữa) tiểu tiện đục khó khăn, khí hư bạch đới
–    Trị mụn nhọt, đinh độc
–    Chữa táo bón tẩy giun sán
LIỀU DÙNG_ CÁCH DÙNG: 50-100g tươi/ 24h sắc, giã vắt nước uống.
KIÊNG KỴ: tỳ hư, có thai không dùng
8.    XUYÊN TÂM LIÊN( khổ đởm thảo, công cộng)
xuyên tâm liên tươiBỘ PHẬN DÙNG: cành lá thu hái vào mùa hè, rễ thu hái vào mùa thu đông.
TÍNH VỊ QUY KINH: đắng,hàn- Vị, phế, đại trường
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: táo thấp, giải độc, kích thích tiêu hóa
–    Chữa lị trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp
–    Chữa phế nhiệt sinh ho ( viêm họng, phổi, phế quản)
–    Đắp ngoài chữa rắn cắn
–    Làm thuốc bổ đắng chữa mỏi, kém ăn
LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG: 10- 20g/ 24h sắc, bột, viên, rượu
9.    MƠ LÔNG( mơ tam thể )
 mơ lôngHọ cafe
BỘ PHẬN DÙNG: lá tươi
TÍNH VỊ QUY KINH: đắng, mát – đại tràng
CÔNG NĂNG- CHỦ TRỊ: táo thấp, nhuận tràng
–    Chữa lị trực khuẩn,táo bón( hấp hoặc rán với trứng gà )
–    Chữa viêm gan sơ gan có báng( lá mơ, vọng cách, ô rô mỗi thứ 1 nắm, sắc uống )
–    LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: 30-50g tươi/ 24h sắc uống
10.    MỨC HOA TRẮNG( mộc hoa trắng, thừng mực )
 mức hoa trắngHọ trúc đào
BỘ PHẬN DÙNG: vỏ thân và hạt
TÍNH VỊ QUY KINH: đắng, the, bình- Đại trường
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: táo thấp chữa lỵ amip mà ko có tác dụng phụ gây độc cho gan như emetin
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: vỏ thân: 10g/24h, hạt : 3-6g/ 24h sắc uống, bột, rượu
Thường tán bột, uống liên tục 7-15 ngày để bệnh khỏi trở thành mãn tính.
VI.THUỐC GIẢI THỬ
a. định nghĩa thuốc giải thử là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do thử( nắng ) gây ra
Thử hay kết hợp với nhiệt gây các chứng thử nhiệt
Thử còn kết hợp với nhiệt gây các chứng thử thấp.
Do đó chia thuốc giải thử thành 2 loại:
–    Thuốc thanh nhiệt giải thử: chữa các chứng thử nhiệt
–    Thuốc ôn tán thử thấp : chữa các chứng thử thấp
b.  thuốc thanh nhiệt giải thử
Đặc điểm: thường có tính hàn hoặc bình, quy kinh vị.
Tác dụng:
–    Chữa sốt cao mùa hè ( thương sử): sốt cao, tự ra mồ hôi, phiền khát, thích uống nước, nhức đầu chóng mặt, nước tiểu ít, ngắn, đỏ
–    Trị say nắng ( trúng thử) : nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê bất tỉnh, thở khò khè, ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh
CÁC VỊ THUỐC:
1.    LÁ SEN ( hà diệp )
lá senBỘ PHẬN DÙNG: lá tươi hoặc khô của cây hoa sen
TÍNH VỊ QUY KINH: đắng, bình- Can, tỳ, vị
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: thanh nhiệt giải thử, thăng phát tỳ dương
–    Chữa sốt cao mùa hè say nắng
–    Chữa ỉa chảy do tỳ hư, ỉa chảy do thử thấp
–    Cầm máu( sao cháy) chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, rong huyết…
–    Chống béo phì ( lá hãm uống hoặc tro lá sen uống có tác dụng làm giảm cholesteron/ huyết)
–    An thần phối hợp với lá vông chữa hồi hộp mất ngủ
LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG: 15-20g/ 24h sắc, hãm uống
2.    DƯA HẤU ( tây qua )
 dưa hấuBỘ PHẬN DÙNG : nước ép quả dưa hấu
TÍNH VỊ QUY KINH: ngọt, hàn- Tâm, vị
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: giải thử, sinh tân, lợi niệu
–    Chữa say nắng, khát nước, chữa phù
–    Say rượu
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: ½ – 1 quả/ 24h ép nước uống
KIÊNG KỴ: tỳ hư
c. THUỐC ÔN TÁN THỬ THẤP
Đặc điểm: đa số có vị cay, tính ôn, quy kinh phế, vị. Đều làm ra mồ hôi
Tác dụng:
–    Chữa cảm lạnh mùa hè do đi nắng gặp mưa,hoặc tắm lạnh gây sốt, sợ lạnh, đau đầu, không có mồ hôi
–    Chữa rối loạn tiêu hóa mùa hè do ăn uống đồ lạnh gây nôn mửa, ỉa chảy, ngực bụng đầy tức, khát nước , ra mồ hôi , gọi là ỉa chảy do lạnh hay chứng hoắc loạn.
CÁC VỊ THUỐC:
1.    HƯƠNG NHU
hương nhu tươiHương nhu trắng ( é lớn lá )
Hương nhu tía ( é tía)
Họ bạc hà
BỘ PHẬN DÙNG: toàn cây cây của cây hương nhu trắng và tía
TÍNH VỊ QUY KINH: cay, ôn- Phế, vị.
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: giải thử, phát hãn giải biểu, lợi niệu điều hòa tỳ vị
–    Chữa cảm lạnh mùa hè, phối hợp với thuốc giải biểu chữa cảm mạo phong hàn. Có thể nói hương nhu dùng để chữa cảm mạo 4 mùa.
–    Chữa ỉa chảy do lạnh( hoắc lo1ạn)
–    Chữa phù làm thuốc trị hôi miệng( sắc lấy nước súc miệng)
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: 3-8g/24h sắc uống, súc miệng
KIÊNG KỴ: âm hư, khí hư
2.    HOẮC HƯƠNG hoắc hương khôBỘ PHẬN DÙNG : toàn cây khô
TÍNH VỊ- QUY KINH: cay, ôn- Phế, vị
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: hành khí, giải thử
–    Chữa cảm lạnh mùa hè, trị hoắc loạn
–    Chữa đau bụng chậm tiêu, rối loại tiêu hóa do khí trệ
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG : 6-12g/ 24h sắc uống, tán bột
3.    BẠCH BIỂN ĐẬU( đậu ván trắng)
bạch biển đậuBỘ PHẬN DÙNG: hạt, thu hái khi chín quả
TÍNH VỊ QUY KINH: ngọt, ôn- tỳ , vị
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: kiện tỳ hóa thấp, sinh tân dịch
–    Chữa ỉa chảy mùa hè, ỉa chảy mãn do tỳ hư
–    Làm bớt khát nước do đái đường ( tiêu khát )
–    Giải ngộ độc rượu, nhân ngôn ( thạch tín- As203 )
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG : 8- 16g/ 24h sắc,tán
4.    THANH HAO HOA VÀNG ( thanh cao)

IM000991.JPG

Không dùng cây thanh hao chổi xuể , họ Sim , dùng cành để cất tinh dầu, làm chổi quét nhà
BỘ PHẬN DÙNG: toàn cây thu hái khi đang ra hoa của cây thanh hao hoa vàng, hoa trắng
TÍNH VỊ QUY KINH: Đắng, hàn- Can, thận
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: thanh thử, thịch uế, trừ âm phận phục nhiệt
–    Chữa cốt chưng, lao nhiệt, mồ hôi trộm
–    Chữa cảm sốt, sốt rét, sốt ko có mồ hôi, sốt do bệnh phổi thương hàn
–    Chữa vàng da, ăn không ngon, chống tiêu, mệt mỏi cơ thể và trí não
–    Cầm máu : chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu
–    Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: 6-20g/ ngày sắc uống
Hiện nay đã chiết được Artemisinin là một ancaloid có tác dụng diệt kí sinh trùng sốt rét thể vô tính trong hồng cầu : viên 0,25g
 KIÊNG KỴ: Tỳ hư không dùng.

Phòng khám đông y Vũ Gia Đường
Địa chỉ:  Số 5A- ngõ 122- Kim Giang- Đại Kim- Hoàng Mai- Hà Nội
BS Linh: 0906.799.222 hoặc 0936.244.940

Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về cây thuốc chữa bệnh:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *