Chương 5: THUỐC THANH NHIỆT VỊ THUỐC ĐÔNG Y phần 1

Chương 5: THUỐC THANH NHIỆT VỊ THUỐC ĐÔNG Y phần 1:

I.    ĐẠI CƯƠNG
a.    Định nghĩa:
Thuốc thanh nhiệt là những thuốc hàn, lương để chữa bệnh gây chứng nhiệt trong người ( lý thực nhiệt )
Nguyên nhân gây bệnh:
_ Thực nhiệt:
    Do hỏa độc, nhiệt độc gây nhiễm khuẩn ngoài da và hô hấp
    Do thấp nhiệt gây nhiễm khuẩn tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục.
    Do thử nhiệt gây sốt mùa hè, say nắng.
           _ Huyết nhiệt:
              Do tạng nhiệt( cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn )
              Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh huyết làm mất tân dịch, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch. Thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát của các bệnh nhiễm khuẩn
b.    Phân loại: dựa vào tác dụng chữa bệnh chữa bệnh chia làm 5 loại:
–    Thuốc thanh nhiệt tả hỏa.
–    Thuốc thanh nhiệt lương huyết.
–    Thuốc thanh nhiệt giải độc.
–    Thuốc thanh nhiệt táo thấp.
–    Thuốc giải thử :
          + thuốc thanh nhiệt giải thử
          + thuốc ôn tán thử thấp
c.    Cách dùng :
Chỉ dùng khi bệnh thuộc lý. Nếu ở biểu bệnh vẫn còn mà đã xuất hiện lý chứng thì phải kết hợp “ biểu lý song giải “.
–    Chỉ dùng khi còn chứng bệnh , không dùng kéo dài.
–    Phối ngũ:
Các vị thuốc thanh nhiệt có vị ngọt tính hàn, gây nê trệ, phải phối hợp với thuốc hành khí, kiện tỳ ( trần bì, bạch truật)
Các vị thuốc thanh nhiệt vị đắng tính hàn, gây khô táo làm mất tân dịch phải phối hợp với thuốc bổ âm sinh tân( thục, thược)
–    Liều lượng:
Bệnh nặng dùng liều cao, bệnh nhẹ dùng liều thấp.
Mùa hè dùng liều thấp, mùa đông dùng liều cao.
–    Một số thuốc thanh nhiệt uống dễ nôn thì thêm gừng hoặc uống nóng.
d.    Cấm kỵ :
Bệnh thuộc biểu.
Dương hư, chân hàn giả nhiệt.
Tỳ vị hư hàn, mất nước, mất máu dùng thận trọng.
II.    THUỐC THANH NHIỆT TẢ HỎA( thuốc hạ sốt)
a.    Định nghĩa:
Thanh nhiệt tả hỏa : là những thuốc để chữa chứng bệnh do hỏa độc ,  nhiệt độc phạm vào phần khí hay kinh dương minh gây sốt cao, vậ vã, mê sàng, khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng , mạch hồng sác.
Đặc điểm: đa số có tính hàn, quy kinh phế vị.
b.    Tác dụng:
Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng thần kinh, vận mạch( ôn nhiệt phạm khí, hay dương minh kinh chứng)
Sinh tân chỉ khát: làm bớt khát nước do sốt cao.
c.    Cách dùng:
Là thuốc chữa triệu chứng, phối hợp với thuốc trị nguyên nhân ( thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp)
Người thuộc hư chứng, phối hợp với thuốc bổ.
d.    Kiêng kỵ : tỳ vị hư hàn
e.    Các vị thuốc:
1.    THẠCH CAO ( bạch hổ, băng thạch)

thạch cao - thuốc thanh nhiệt
Thành phần: chủ yếu là calci- sunfat ngậm nước
TÍNH VỊ QUY KINH: vị ngọt, cay, đại hàn – phế vị.
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: tả hỏa , trừ phiền chỉ khát.
            Dùng sống để uống: chữa sốt cao, khát nước, ho do phế nhiệt,vị hỏa gây nhức đầu, đau răng.
            Dùng ngoài nung cho mất nước : chữa lở loét, eczema, vết thương nhiều mủ. Tây y dùng bó bột.
LIỀU DÙNG: 12-80g/ 24h dạng bột hay mài với nước hoặc hòa vào thuốc đã sắc mà uống. Không dùng lửa sao, sấy trực tiếp, thạch cao bị mất nước khi uống sẽ gây tác ruột chết người . Rắc ngoài không kể liều lượng
2.    CHI TỬ
chi tử tươi Chi tử mọc ở núi gọi là sơn chi tử
BỘ PHẬN DÙNG: quả chín của cây dành dành
TÍNH VỊ QUY KINH: tính đắng – hàn – can phế vị
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊTả hỏa, lương huyết, lợi niệu.

chi tử tươi khô–    Dùng sống or sao vàng để tả hỏa: sốt cao vật vã hoàng đản, đau mắt đỏ do can hỏa( dùng lá tươi đắp mắt)
–    Sao cháy để chỉ huyết : viêm dạ dày, chảy máu dạ dày ( uống với nước gừng ), sốt cao chảy máu ( nục huyết, tiện huyết, xuất huyết…)
      LIỀU DÙNG: 10-20g/24h sắc uống
3.    TRÚC DIỆP
trúc diệpCây tre, cây vầu
BỘ PHẬN DÙNG: lá non( tươi, khô) hoặc búp tre ( trúc diệp quyển tâm)
TÍNH VỊ QUY KINH: tính cay đạm, hàn – Tâm phế vị
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: tả hỏa, trừ phiền
–    Sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, nôn mửa, trằn trọc, mất ngủ.
–    Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng, viêm phế quản
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: 10-20g/ 24h sắc uống hoặc xông
4.    HẠ KHÔ THẢO
  ha-khô thảo tươiHạ khô thảo bắc – TQ
Hạ khô thảo nam( cải trời, cải ma)
BỘ PHẬN DÙNG:
HKT bắc : dùng hoa và quả
HKT nam: toàn cây, trị vẩy nến, lợi tiểu, viêm gan mãn
TÍNH VỊ QUY KINH: tính đắng cay, hàn- Can đởm
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ:

ha-khô thảo tươi khô–    Thanh can hỏa, hoạt huyết, lợi niệu.
–    Hạ sốt, cao huyết áp, viêm gan virus, đau mắt kèm đau nửa đầu
–    Rong huyết chấn thương( đắp ngoài) lao hạch, giải dị ứng
–    Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu
LIỀU DÙNG_ CÁCH DÙNG: 10-20g/24h sắc uống
KIÊNG KỴ: âm hư,ăn kém.
5.    THẢO QUYẾT MINH( hạt muồng, đậu ma)
 thảo quyết minh tươiBỘ PHẬN DÙNG: Hạt của cây thảo quyết minh
TÍNH VỊ QUY KINH: mặn bình- Can thận.
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: bình can, nhuận tràng.

thảo quyết minh
–    Sao vàng : Nhuận tràng, chữa táo bón.
–    Sao cháy: bình can: chữa đau đầu, hoa mắt mất ngủ do cao huyết áp, đau mắt đỏ do can hỏa và hạ sốt
–    Lá tươi sát ngoài chữa hắc lào
    LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG : 10-20g/ ngày sắc và hãm uống.
6.    TRI MẪU-TQ
tri mẫu khôBỘ PHẬN DÙNG : thân rễ
TÍNH VỊ QUY KINH: tính đắng, hàn- Phế, vị, thận
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: tả hỏa, tư âm, nhuận trường
–    Hạ sốt, khát nước ( do sốt cao kéo dài, tiêu khát )
–    Chữa ho khan, nhức xương, triều nhiệt, mồ hôi trộm, đại tiểu tiện không lợi
LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG: 6-12g/ 24h sắc uống.
III.    THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT
a.    Định nghĩa:
Thanh nhiệt lương huyết: là những vị thuốc để chữa trị các chứng bệnh do huyết nhiệt gây ra.
Đặc điểm: đa số có vị ngọt, tính hàn. Quy kinh tâm, can, thận. Đều sinh tân dịch.
b.    TÁC DỤNG:
–    Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát có biến chứng đến thần kinh, vận mạch( ôn nhiệt phạm vào phần dinh huyết) gây sốt cao vật vã, mê sảng, hôn mê co giật hoặc chảy máu như : thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, ban chẩn( xuất huyết da)…
–    Tránh tái phát một số bệnh do tạng nhiệt( cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn ) như mụn nhọt, dị ứng, đau khớp,hen, viêm PQ mãn…
–    Chữa sốt kéo dài, táo bón do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của bệnh nhiễm khuẩn ( âm hư còn dư nhiệt)
c.    CÁCH DÙNG:
Là thuốc chữa triệu chứng phối hợp thuốc trị nguyên nhân như TN giải độc, TN táo thấp.
Để tránh tái phát, chữa dị ứng phối hợp thuốc khu phong.
Để tăng tác dụng phối hợp thuốc bổ âm.
d.    Cấm kị: tà còn ở khí phận, tỳ hư.
e.    CÁC VỊ THUỐC:
1.    SINH ĐỊA( địa hoàng)
 sinh địaBỘ PHẬN DÙNG: thân rễ củ
TÍNH VỊ QUY KINH: ngọt, đắng,hàn- Tâm, can, thận, tiểu trường
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: lương huyết, giải độc, điều kinh, an thai.
–    Chữa sốt cao kéo dài mất tân dịch, sốt cao gây chảy máu.
–    Trị mụn nhọt , viêm họng, viêm amidan.
–    Chữa kinh nguyệt không đều, động thai do sốt nhiễm khuẩn ( thai nhiệt)
–    Chữa ho do phế âm hư, táo bón do mất tân dịch, khát nước do đái đường.
Liều dùng – cách dùng : 12-64g/24h sắc uống.
KIÊNG KỴ: kỵ đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc.
2.    HUYỀN SÂM ( nguyên sâm, hắc sâm)
 huyền sâm khôBộ phận dùng: rễ( củ)
Tính vị quy kinh: đắng, mặn, hàn- Phế, thận.
Công năng chủ trị: lương huyết, giải độc, nhiễn kiên
–    Chữa sốt cao vật vã, khát nước, táo bón do mất tân dịch
–    Chữa sốt phát ban, viêm họng, mụn nhọt, tràng nhạc.
Liều dùng- cách dùng: 10-20g/ ngày sắc uống.
KIÊNG KỴ: kị đồng gây tổn huyết, bại thận làm tóc bạc.
3.    BẠCH MAO CĂN ( rễ cỏ tranh)   bạch mao căn tươiPHẬN DÙNG: thân rễ tươi hoặc khô
TÍNH VỊ QUY KINH: ngọt, hàn- Phế, vị
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: Lương huyết lợi niệu
–    Chữa sốt cao, khát nước, nôn mửa, chảy máu : chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu
–    Chữa viêm phế quản co thắt
–    Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu, hoàng đản.
LIỀU DÙNG-CÁCH DÙNG: 10-40g/24h sắc uống hoặc hãm uống
KIÊNG KỴ: khi có thai
4.    MẪU ĐƠN BÌ( đơn bì, đan bì ) TQ  mẫu đơn bì khô tươiBỘ PHẬN DÙNG: vỏ của rễ cây hoa mẫu đơn
TÍNH VỊ QUY KINH: cay, đắng, hàn- Tâm,can, thận
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: lương huyết, hoạt huyết
–    Dùng sống : sốt cao phát cuồng, sốt phát ban, đau đầu, đau lưng đau do sang chấn
–    Tẩm rượu sao: trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, một số bệnh sau sinh đẻ ( hậu sản)
–    Sao cháy : cầm máu khi chảy, máu cam, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu
KIÊNG KỴ: khi có thai
5.    ĐỊA CỐT BÌ
địa cốt bì khôBỘ PHẬN DÙNG : vỏ rễ cây kỷ tử
TÍNH VỊ QUY KINH: ngọt, hàn- Phế,can, thận,tam tiêu
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ: lương huyết, thanh phế dưỡng âm
–    Sốt cao chảy máu : thổ huyết máu cam, ho ra máu, tiểu huyết …
–    Ho do VPQ cấp và mãn
–    Nhức trong xương, lao nhiệt ra mồ hôi, phiền nhiệt, tiêu khát
–    LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG: 6-12g/ 24h sắc uống.

Phòng khám đông y Vũ Gia Đường
Địa chỉ:  Số 5A- ngõ 122- Kim Giang- Đại Kim- Hoàng Mai- Hà Nội
BS Linh: 0906.799.222 hoặc 0936.244.940

Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về cây thuốc chữa bệnh:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *