Phát triển cây thuốc tỉnh Hà Giang cho các huyện nghèo

Phát triển cây thuốc tỉnh Hà Giang cho các huyện nghèo:

cây thuốc tỉnh hà giang

Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, công, trĩ, tê tê, và nhiều loại chim thú phong phú khác.

Theo kết quả điều tra, hiện toàn tỉnh có 184 họ, 662 chi, 1.101 loài, trong đó có 51 loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa trong sách đỏ Việt Nam. Tiêu biểu như các loại: Thảo quả, hương thảo, giảo cổ lam, đỗ trọng, đương quy, thiên niên kiện… được phân bố tại tất cả các huyện trong tỉnh, trong đó tập trung tại một số xã vùng cao, vùng sâu, biên giới của tỉnh như: Lao Chải, Xín Chải (thuộc huyện Vị Xuyên); Tả Ván, Tùng Vài, Thái An (thuộc huyện Quản Bạ); Pờ Ly Ngài, Tả Sử Choóng, Ðản Ván (thuộc huyện Hoàng Su Phì). Với 19 dân tộc cùng sinh sống, Hà Giang có nhiều cây thuốc, bài thuốc dân gian quý hiện đang lưu truyền trong nhân dân chưa được khai thác.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, để phát huy lợi thế về phát triển cây dược liệu, UBND tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều chính sách như ban hành quyết định 934 hỗ trợ 100% giống và phân bón trồng các cây dược liệu (thảo quả, ấu tẩu, hương thảo, gừng, nghệ) đối với 6 huyện nghèo 30a; tiến hành ký kết hợp tác khoa học và đào tạo cán bộ với trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Đồng thời phối hợp với Viện Dược liệu thực hiện đề tài khoa học điều tra xây dựng chiến lược phát triển dược liệu của Hà Giang.
thảo quả muối tỉnh hà giang
Thảo quả là cây dược liệu phổ biến được đồng bào vùng cao Hà Giang trồng nhiều ở các huyện Vị Xuyên,Quản Bạ, Hoàng Su Phì.
Từ các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của tỉnh Hà Giang, bước đầu phát triển cây thuốc tỉnh Hà Giang đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào phát triển dược liệu như: Công ty cổ phần Thương mại Bình Minh 3; Công ty Nam Dược; Công ty Bảo Châu; Công ty An Bình… Bước đầu tỉnh đã hình thành liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chuỗi giá trị trồng và chế biến dược liệu.

Ông Sái Minh Đạo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Công nghiệp Bình Minh cho biết, sau một thời gian khảo sát các điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, nhân lực, Công ty cổ phần Thương mại phát triển nông lâm nghiệp Bình Minh đã và đang đầu tư xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh, thành lập các tổ hợp tác xã, hợp tác xã, sản xuất với quy hô hàng hóa các chủng loại cây dược liệu. Hiện Công ty đang triển khai thực hiện sản xuất trên diện tích hàng trăm ha, với 30 loại dược liệu nằm trong danh mục 40 loại dược liệu được Bộ Y tế khuyến cáo trồng và 6 loại dược liệu quý bản địa. Đây là những hoạt động thuộc dự án “Khu ứng dụng Công nghệ cao sản xuất rau, hoa, cây dược liệu, cây ăn quả theo quy trình GACP và dịch vụ, thương mại, nông nghiệp tại tỉnh Hà Giang”, thuộc đề án phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo tại 6 huyện 30a.

Tại Hội thảo phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc và Tây Bắc được tổ chức mới đây, Tiến sỹ Trần Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang cho rằng, để phát triển cây dược liệu gắn với xây dựng nông thôn mới tại 6 huyện nghèo 30a, tỉnh Hà Giang cần quy hoạch vùng trồng dược liệu tập trung. Đồng thời phát triển dược liệu cần có cơ chế chính sách hợp lý, hấp dẫn và phải có sự phối hợp tối ưu của 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông); cùng với sự gắn kết của 4 khâu quan trọng tạo ra chuỗi giá trị trong công nghiệp dược: Nghiên cứu – Phát triển – Sản xuất – Thị trường. Đặc biệt, tỉnh cần thành lập trung tâm nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống dược liệu; kiểm tra chất lượng dược liệu.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, với phương châm: “Doanh nghiệp phát tài – Hà Giang phát triển”, tỉnh Hà Giang đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư vào phát triển cây thuốc tỉnh Hà Giang. UBND tỉnh cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai lập dự án phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo tại 6 huyện nghèo 30a theo chủ trương của Chính phủ. Ngay trong quý II/2015, các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang sẽ phối hợp với các công ty tiến hành tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nông dân vùng dự án; tăng cường công tác sản xuất giống, để đảm bảo kế hoạch trồng từ nay đến năm 2020, phấn đấu đưa Hà Giang trở thành vùng trọng điểm Quốc gia về dược liệu, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững tại 6 huyện nghèo 30a của Hà Giang.

Phòng khám đông y Vũ Gia Đường
Địa chỉ:  Số 5A- ngõ 122- Kim Giang- Đại Kim- Hoàng Mai- Hà Nội
BS Linh: 0906.799.222 hoặc 0936.244.940

Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về cây thuốc chữa bệnh:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *