CHƯƠNG 10: THUỐC LÝ KHÍ VỊ THUỐC ĐÔNG Y PHẦN II

CHƯƠNG 10: THUỐC LÝ KHÍ VỊ THUỐC ĐÔNG Y PHẦN II:
I.    Đại cương
a.    Định nghĩa:
Thuốc lý khí là các vị thuốc đông y điều hòa phần khí trong cơ thể.
Hay thuốc lý khí là những vị thuốc có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông,làm cho khoang khoái lồng ngực( khoan xung ), giải uất, giảm đau.
  Nguyên nhân gây khí trệ có nhiều nhưng tổng kết lại thành các nguyên nhân chính sau:
–    khí hậu không điều hòa
–    ăn uống không điều độ
–    tình chí uất kết.
Đặc điểm của các vị thuốc lý khí : cay, ấm, thơm, ráo
b.    phân loại: dựa vào tác dụng chữa bệnh để chia thuốc lý khí thành các loại sau:
–    thuốc hành khí giải uất.
–    Thuốc phá nghịch giáng nghịch
–    Thuốc thông khí khai khiếu.
c.    Chú ý khi sử dụng thuốc lý khí vị thuốc đông y:
–    Do các vị thuốc thường cay ấm thơm ráo; nên nếu dùng nhiều hoặc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến tân dịch.
–    Phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân hư: có hàn ngưng khí trệ thì phối hợp với thuốc ôn trung trừ hàn, khí uất hóa hỏa thì phối hợp với thanh nhiệt tả hỏa; tỳ vị hư nhược thì phối hợp với kiện tỳ, ích khí..
–    Những người khí hư, chân âm kém phải dùng thận trọng khi dùng các thuốc hành khí. Một số thuốc, thể âm hư hỏa vượng không nên dùng.
–    Thuốc hành khí được dùng với các thuốc bổ âm để giảm nê trệ; dùng với các thuốc tả hạ để làm tăng tác dụng của thuốc…

III.    Thuốc phá khí giáng nghịch
Tác dụng chung:
–    Chữa ho, hen suyễn, khó thở tức ngực do phế khí không nhuận.
–    Chữa nôn, nấc, ợ, chướng bụng đầy hơi do can khí phạm vị.
–    Chữa khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành khối cục.
VỊ THUỐC:
1.    Chỉ thực
 chỉ thực vị thuốc đông y
Là quả non đã phơi sấy khô của cây cam chua
Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.
Công năng: phá khí tiêu tích, hóa đàm, tán bĩ
Chủ trị:
–    Chữa ngực bụng đầy chướng, đại tiện bí kết, tỳ hư ứ trệ, ăn uống không tiêu, lỵ lâu ngày( chỉ thực nên sao vàng )
–    Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng, đau ngực, đau co thắt tử cung sau sinh.
–    Hóa đàm: chữa ho đàm nhiều gây tức ngực, khó thở.
Liều dùng: 4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.
2.    Chỉ xác
 Chỉ xác vị thuốc đông y
Là quả già đã bổ đôi, phơi sấy khô của các cây cam chua
Tính vị: vị chua, tính hàn
Quy kinh: vào kinh phế, vị.
Công năng: phá khí hóa đàm, kiện tỳ tiêu thực
Chủ trị:
–    Chữa chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở.
–    Chữa chứng trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn hoặc táo kết đại tràng ( phối hợp với đại hoàng )
Liều dùng: 4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý: tác dụng dược lý: nước sắc với liều 1-3g/ kg thể trọng có tác dụng tăng huyết áp.
3.    Hậu phác
  hau-phac-kho hau-phac-tuoi
Dùng vỏ cây hâu phác
Tính vị: vị đắng,cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, phế đại trường
Công năng: táo thấp, tiêu đàm, hạ khí, trừ đầy trướng.
Chủ trị:
–    Dùng khi tỳ vị hàn thấp, ngực bụng đầy trướng, ăn khống tiêu( hạu phác, chỉ thực, đại hoàng)
–    Giáng khí bình xuyễn: dùng với bệnh đàm thấp ngưng đọng ở phế, ngực đầy chướng, bứt rứt khó chịu.
–    Điều hòa đại tiện: chữa táo bón do trương lực cơ giảm hoặc ỉa chảy
–    Chữa các cơn đau dạ dày do tỳ vị hư hàn
Liều dùng: 4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng
Khi dùng kiêng ăn đậu, không dùng với trạch tả, hàn thủy thạch, tiêu thạch.
Chú ý:
–    Hậu phác có thể chế với nước gừng gọi là khương hậu phác.
–    Trong nhân dân còn sử dụng vỏ cây vối rừng làm vị nam hậu phác công dụng giống hậu phác- chữa đầy bụng ăn không tiêu,chữa lỵ, ỉa chảy.
4.    Đại phúc bì ( vỏ quả cau)
  dai-phuc-bi-vo-qua-cau dai-phuc-bi-tuoi-vo-qua-cau
Dùng vỏ quả phơi hay sấy khô của cây cau
Tính vị: vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị đại trường, tiểu trường.
Công năng: hành khí, nợi niệu
Chủ trị:
–    Kích thích tiêu hóa: chữa khí trệ gây đầy bụng, chậm tiêu.
–    Lợi niệu, tiêu phù: chữa bụng báng, tiểu tiện không thông
–    Cầm ỉa chảy
Liều dùng: 4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: những người thể hư, khí nhược dùng thận trọng.
Chú ý:
–    Chế biến: vào mùa đông hoặc đầu xuân, hái quả chưa chín, sau khi luộc, làm khô, bóc lấy cùi, đập cho sơ, phơi khô gọi là đại phúc mao.
5.    Thị đế( tai quả hồng)
  thi-de-tai-qua-hong thi-de-tuoi-tai-qua-hong
Dùng tai hồng( đài quả của cây hồng
Tính vị: vị đắng, chát, tính bình.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.
Công năng: giáng nghịch, hạ khí.
Chủ trị:
–    Dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn nấc; nếu do vị hàn thì phối hợp với can khương, đinh hương, nếu do vị nhiệt thì phối hợp với trúc nhự, mộc hương.
–    Ngoài ra dùng tốt cho trường hợp nôn do thai nghén.
–    Với trẻ sơ sinh bị nấc, chớ lấy thị đế mài với sữa cho uống.
–    Quả hồng non ép lấy nước chữa huyết áp cao
Liều dùng: 4-12g/ ngày.
6.    Trầm hương
  tram-huong-kho tram-huong-tuoi
Dùng gỗ có nhựa của cây trầm hương( trầm gió )
Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, thận.
Công năng: hành khí chỉ thống, ôn trung ngừng nôn, thu nạp khí, bình xuyễn
Chủ trị: ngực bụng chướng, tức đau, vị hàn, nấc, thận hư, khí nghịch phát suyễn.
Liều dùng: 1-4g/ ngày
Dùng thuốc sắc hoặc hoàn tán dạng thuốc sắc nên cho vào sau. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác
Kiêng kỵ: những người khí hư, âm hư hỏa vượng không dùng
IV.    Thuốc thông khí khai khiếu( thuốc phương hương khai khiếu)
   Đặc điểm: mùi thơm, vị cay, phát tán, trừ đàm, tác dụng kích thích, thông các giác quan, khai khiếu trên cơ thể.
  Tác dụng : trừ đàm thanh phế để khai thông hô hấp , đồng thời trấn tâm( điều hòa nhịp tim ) để khôi phục tuần hoàn khí huyết.
  Cách dùng: không dùng kéo dài( do tính chất phát tán, dễ gây tổn thương nguyên khí )
–    Thường phối hợp với nhiều loại thuốc như thuốc hóa đàm, thuốc bình can tức phong.
VỊ THUỐC:
1.    Xương bồ
  xuong-bo-tuoi
Thân rễ đã phơi sấy khô .
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ đã rửa sạch, loại bỏ rễ con, phơi khô, khi dùng ngâm dược liệu trong nước cho mềm, cát thành phiến, dài 3-5 cm, dày 2-3mm, phơi khô. Có thể sao với cám gạo tới khi có mùi thơm, màu hơi vàng.
Tính vị, quy kinh: tân, ôn- vào các kinh tâm, can, tỳ.
Công năng: thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng.
Chủ trị:
–    Chữa các bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, trúng thử( có thể phối hợp với tạo giác, băng phiến uống hoặc dạng bột mịn thổi vào mũi )
–    Ninh tâm, an thần: dùng khi tâm quý ( tim đập nhanh, loạn nhịp ) tâm hồi hộp mất ngủ, buồn phiền( có thể dùng thủy xương bồ dưới dạng thuốc ngâm rượu, có thể tẩm chu sa đã qua thủy phi )
–    Thông phế khí, trừ ho, hóa đàm, bình suyễn ( có thể phối hợp với, bán hạ, trần bì )
–    Cố thận: làm thận khí khai thông ra tai; dùng khi thận khí kém dẫn đến tai điếc ( có thể kết hợp với cẩu tích, ngũ vị tử, phá cố chỉ..)
–    Hành khí giảm đau : dùng khi bị cảm lạnh, đau bụng, đầy trướng (có thể dùng thạch xương bồ, hương phụ, mộc hương ) chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng( dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc phối hợp với bạch truật, cam thảo )
–    Dùng ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở, chảy nước.

Liều dùng: 4-8g/ ngày. Dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.
2.    Xạ hương
 xa-huong
Là sản phẩm thu được từ túi xạ của con hươu đực trưởng thành
Tính vị- quy kinh: cay , ấm- vào kinh tâm, tỳ.
Công năng- chủ trị:
–    Khai khiếu tỉnh tỳ: chữa trúng phong kinh giản, thần chí hôn mê, đờm nút cổ họng (có thể phối hợp với băng phiến, thiềm tô, thần sa- lục thần hoàn )
–    Khứ ứ huyết, giảm đau : chữa chấn thương sưng đau, cơ nhục sưng tấy( có thể phối hợp với Tô mộc, kê huyết đằng, hồng hoa ) chữa tiểu tiện buốt, tiểu ra máu, ra sỏi ( có thể phối hợp với ngưu tất, xạ hương )
–    Chữa mắt có màng mộng, mờ mắt ( xạ hương, băng phiến)
–    Trừ mủ, tiêu ung nhọt
–    Trục thai sản ( trục thai bị chết lưu ) có thể dùng xạ hương quế nhục.
Liêu dùng : 0,04- 0,2g/ ngày.
Kiêng kỵ: không dùng cho những người âm hư thể nhược, phụ nữ có thai.
3.    An tức hương ( cánh kiến trắng )
 
Là nhựa thơm để khô, lấy ở thân cây bồ đề
Lấy nhựa từ thân cây bị thương hoặc vào mùa hạ và mùa thu rạch thân cây, thu lấy nhựa chảy ra, phơi âm can đến khô
Tính vị- quy kinh: cay, đắng, tính bình- vào kinh tâm, tỳ
Công năng: khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống.
Chủ trị: khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.
Liều dùng: 0,6-1,5g/ ngày, thường dùng dạng hoàn tán.
4.    Băng phiến
  bang-phien
Là tinh thể kết tinh, được triết ra từ tinh dầu cây đại bi
Tính vị: cay,đắng, tính hơi hàn. Vào kinh tâm, tỳ, phế.
Công năng- chủ trị.
–    Khai khiếu tỉnh thần: dùng khi hầu họng sưng đau, đau răng
–    Tiêu tán màng mộng: chữa mắt đỏ đau, mắt có mạng mộng.
Liều dùng: 0,2-0,4g/ ngày
Kiêng kỵ: không dùng cho phụ nữ có thai.

Phòng khám đông y Vũ Gia Đường
Địa chỉ:  Số 5A- ngõ 122- Kim Giang- Đại Kim- Hoàng Mai- Hà Nội
BS Linh: 0906.799.222 hoặc 0936.244.940

Chi tiết xin liên hệ để có phương pháp điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *