CHƯƠNG 10: THUỐC LÝ KHÍ VỊ THUỐC ĐÔNG Y PHẦN I

CHƯƠNG 10: THUỐC LÝ KHÍ VỊ THUỐC ĐÔNG Y PHẦN I:
I.    Đại cương
a.    Định nghĩa:
Thuốc lý khí là các vị thuốc điều hòa phần khí trong cơ thể.
Hay thuốc lý khí là những vị thuốc có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông,làm cho khoang khoái lồng ngực( khoan xung ), giải uất, giảm đau.
  Nguyên nhân gây khí trệ có nhiều nhưng tổng kết lại thành các nguyên nhân chính sau:
–    khí hậu không điều hòa
–    ăn uống không điều độ
–    tình chí uất kết.
Đặc điểm của các vị thuốc lý khí : cay, ấm, thơm, ráo
b.    phân loại: dựa vào tác dụng chữa bệnh để chia thuốc lý khí thành các loại sau:
–    thuốc hành khí giải uất.
–    Thuốc phá nghịch giáng nghịch
–    Thuốc thông khí khai khiếu.
c.    Chú ý khi sử dụng
–    Do các vị thuốc thường cay ấm thơm ráo; nên nếu dùng nhiều hoặc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến tân dịch.
–    Phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân hư: có hàn ngưng khí trệ thì phối hợp với thuốc ôn trung trừ hàn, khí uất hóa hỏa thì phối hợp với thanh nhiệt tả hỏa; tỳ vị hư nhược thì phối hợp với kiện tỳ, ích khí..
–    Những người khí hư, chân âm kém phải dùng thận trọng khi dùng các thuốc hành khí. Một số thuốc, thể âm hư hỏa vượng không nên dùng.
–    Thuốc hành khí được dùng với các thuốc bổ âm để giảm nê trệ; dùng với các thuốc tả hạ để làm tăng tác dụng của thuốc…
II.    Thuốc hành khí giải uất
Thường dùng để chữa các chứng:
–    Khí trện ở tỳ vị gây: đau bụng do co thắt đại tràng, ợ hơi, ợ chua, nôn,nấc, táo bón…
–    Can khí uất kết gây: đau tức ngực sườn, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, tinh thần uất ức, cáu gắt, ăn kém, đầy bụng, chậm tiêu..
Như vậy: tác dụng hành khí giải uất là làm cho tuần hoàn khí huyết thông lợi, giảm đau, giải uất kết.
VỊ THUỐC:
1.    Hương phụ ( củ gấu)
  củ  ấu khô thuốc lý khí củ ấu tươi thuốc lý khí tươi
Dùng thân rễ đã loại bỏ rễ con và lông, phơi hay sấy khô của cây hương phụ vườn hoặc cây hương phụ biển
Tính vị: vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình hoặc ấm
Quy kinh: vào kinh can, tỳ, tam tiêu.
Công năng: hành khí, giải uất, điều kinh, giảm đau.
Chủ trị:
–    Hành khí giảm đau: chữa đau bụng, đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, sôi bụng, tiết tả( phối hợp với cao lương khương )
–    Hành khí giải uất: chữa chứng đầy tức ngực sườn, đầy bụng, tình chí uất ức, do lo nghĩ tức giận.
–    Điều kinh giải uất chữa kinh nguyệt không đều do tinh thần căng thẳng, bế kinh, thống kinh, đầu vú đau trướng( phối hợp với ích mẫu, bạch đồng nữ, ngải cứu)
–    Khai vị, tiêu thực: dùng khi ăn không tiêu, đầy bụng buồn nôn.
–    Chữa cảm mạo phong hàn.
Liều dùng: 8-12g/ ngày.
Kiêng kỵ : âm hư huyết nhiệt không nên dùng.
Chú ý: hương phụ thường được tứ chế hoặc thất chế trước khi dùng.
2.    Trần bì ( vỏ quýt chín)
  tran-bi-vo-quyt-chin
dùng vỏ như quýt, cam giấy, cam đường.
Tính vị: vị đắng cay, tính ấm
Quy kinh: vào kinh phế, tỳ
Công năng: lý khí, kiện tỳ, táo thấp, tiêu đàm.
Chủ trị:
–    Đau bụng do gặp lạnh khí trệ gây đau bụng.
–    Kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, chậm tiêu
–    Chữa nôn mửa, ỉa chảy do lạnh.
–    Hóa đàm, ráo thấp: chữa ho, nhiều đàm ( phương Nhị trần thang: trần bì, bán hạ, phục linh, cam thảo)
Liều dùng: 4-12g/ ngày.
Kiêng kỵ: những người ho khan, âm hư không có đàm không nên dùng.
3.    Thanh bì ( vỏ quýt xanh )
  thanh-bi-vo-quyt-xanh
Dùng vỏ quả còn xanh của cây quýt
Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh can đởm.
Công năng: phá khí tán kết, kiện tỳ, tiêu đàm.
Chủ trị:
–    Sơ can chỉ thống: dùng khi can khí uất kết, dẫn đến đau sườn, đau dây thần kinh, sưng đau tuyến vú.
–    Hành khí giảm đau: chữa viêm đau tinh hoàn, thoát vị bẹn
–    Chữa nôn mửa do vị khí nghịch.
–    Kích thích tiêu hóa, chữa ăn uống không tiêu, ợ chua đầy bụng, ăn không ngon
Liều dùng: 6-12g/ ngày.
4.    Sa nhân
  sa-nhan-kho sa-nhan-tuoi
Dùng quả gần chín đã bóc vỏ phơi khô của cây sa nhân
Tính vị: vị cay, tính ấm
Quy kinh: tỳ, vị, thận.
Công năng: lý khí, trừ thấp, ôn tỳ, tiêu thực.
Chủ trị:
–    Chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả do tỳ vị bị lạnh
–    Chữa đau bụng ỉa chảy do tỳ hư.
–    Chữa đầy bụng, ăn không tiêu.
–    An thai chữa động thai do khí trệ
–    Dùng ngoài: ngâm rượu cùng một số vị thuốc khác để xoa bóp, trừ phong thấp, giảm đau xương, cơ bắp, thần kinh.
Liều dùng: 3-6g/ ngày.
Kiêng kỵ: âm hư nội nhiệt không nên dùng.
5.    Mộc hương
  moc-huong-kho moc-huong-tuoi
Dùng rễ phơi sấy khô của cây mộc hương
Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm
Quy kinh: vào phế, can, tỳ.
Công năng: hành khí, chỉ thống, kiện tỳ.
Chủ trị:
–    Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, ngực bụng đầy chướng, đi ngoài phân lỏng( phối hợp với sa nhân, đại hồi )
–    Sơ can giải uất: chữa can khí uất kết gây đau tức mạng sườn, đau bụng
–    Cầm ỉa chảy mãn do tỳ hư.
Liều dùng: 6-12g/ ngày
Chú ý:
–    Tác dụng dược lý: mộc hương có tác dụng bình can giáng áp( phối hợp với câu đằng, hạ khô thảo)
–    Trong dân gian còn dùng vị nam mộc hương( vỏ rụt) với tác dụng tương tự mộc hương.
6.    Ô dược
 o-duoc
Dùng rễ khô của cây ô dược họ Long não
Tính vị: vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh tỳ, phế, thận, bàng quang.
Công năng: thuận khí, chỉ thống, ôn thận, tán hàn
Chủ trị:
–    Chữa các cơn đau do hàn ngưng khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng co thắt, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh.
–    Kích thích tiêu hóa: dùng khi vị hàn ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng, sôi bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.
–    Chữa hen, khó thở, tức ngực.
–    Chữa chứng tiểu tiện nhiều, đái dằm do thận dương hư không khí hóa được bàng quang.
–    Chữa thống kinh,sán khí.
Liều dùng: 4-16g/ ngày.
Kiêng kỵ: khí hư, nội nhiệt không dùng.

Phòng khám đông y Vũ Gia Đường
Địa chỉ:  Số 5A- ngõ 122- Kim Giang- Đại Kim- Hoàng Mai- Hà Nội
BS Linh: 0906.799.222 hoặc 0936.244.940

Chi tiết xin liên hệ để có phương pháp điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *