HOÀNG KỲ

HOÀNG KỲ
Hoàng kỳ sinh ở Hán-trung (1), hoặc ở Cam túc, hoặc ở Sơn-tây, hoặc ở Bắc khẩu ngoại (2), nay tóm lại ở bắc phương mà luận, có đúng lý không?
Hán trung: xưa là một phủ nước sở chiếm thời chiến quốc, đời minh thanh xếp một phủ của thiểm tây, đời quốc dân đãng gọi huyện nam trịnh.
Bắc khẩu ngoại: cửa ải ở tỉnh trực lệ thông ra biên giới phía bắc trung quốc.
Đáp: Tuy không hẳn ở phương bắc, nhưng về tính, sinh ra đều chứa dưuơng khí trong thuỷ của bắc phương. Lấy phương bắc để lập luận, là nêu chỗ đắc khí tốt mà nói. Cho nên Hoàng kỳ lấy thứ sinh ở phương bắc làm tốt. Vì dương khí của trời đất, đều do nước ở dƣới lòng đất, thấu ra mặt đất bay lên trời làm mây làm mù sưong lan tràn ra vật làm mƣa móc, ở người làm hô hấp, chỉ là khí trong nứơc mà thôi.
Dương khí của con người, thì từ Khí hải của Thận và Bàng quang mà phát xuất, theo Tam tiêu, màng mỡ đi lên, đến Phế làm hô hấp, tràn ra lông da làm vệ khí, cũng là khí trong nƣớc mà thôi.
Trong ngũ hành, thủy thịnh ở phương bắc, cho nên thuốc bổ khí đều lấy thứ sinh ra ở phương bắc là tốt, Hoàng kỳ sinh ở Hán trung Cam túc, rễ và thân cây đầy đặc, khí không nhiều mà lỗ trống ít. Hoàng kỳ ở Sơn tây, thân cây rỗng xốp, khí được nhiều, trong có lổ thông khí, mà rỗng xốp chưa bằng thứ sinh ở bắc khẩu ngoại, thân cây rất xốp, lỗ thông thủy khí lại lớn, cho nên biết là khí nhiều. Vì
Hoàng kỳ rễ dài mấy thước, ăn sâu dưới đất, hút dẫn nƣớc dưới lòng đất, đem lên sinh ra mầm lá. Khí tức là thủy, dẫn thủy tức là dẫn khí. Rễ rỗng xốp, lỗ trống lớn, dẫn thủy khí rất nhiều, cho nên khí thịnh mà bổ khí.
Trong nhân thể, khí sinh ở Thận, từ Khí-hải theo màng mỡ đi lên đến miệng mũi.
Đối với khí của Hoàng-kỳ, do lỗ xốp đi lên đến mầm lá không khác. Lỗ xốp của Hoàng-kỳ, tượng màng mỡ trong thân thể, cũng có lỗ xốp thông thủy màng mỡ là Tam-tiêu, có công năng thấu suốt từ ngoài đến trong, đều lấy ý nghĩa Hoàng kỳ theo màng mỡ đi lên, thông ra ngoài. Hoàng-kỳ tía đen ngoài da xen lẫn sắc của Thủy Hoả, vì chứa dương khí trong Thủy, cho nên xen lẫn sắc của Thủy Hoả. Tam-tiêu là tướng Hỏa, dương ở trong Thủy, gọi là Thiếu-dương. Hoàng-kỳ thông ở giữa, tượng Tam-tiêu, dẫn khí của Thuỷ lên sinh mầm lá, là chứa dưuơng trong
Thủy mà sinh nên có xen lẫn màu Thủy Hỏa, là thứ thuốc hay của Tam-tiêu. Về khí thì nhƣ thế, còn về nhục thì sắc vàng vị ngọt, là sắc vị của Thổ. Hoàng kỳ vào sâu trong đất lại được dồi dào Thổ khí, vì vậy Hoàng-kỳ lại đại bổ Tỳ. Ngƣời đời nay không biết màng mỡ trong thân thể là Tam-tiêu, lại không biết lớp mỡ chài chằng chịt là vật của Tỳ, không biết màng mỡ liền nhau, lại đâu biết Hoàng-kỳ bổ Tỳ Thổ, thông đến Tam-tiêu. Hiểu được mỡ chài chằng chịt là Tam-tiêu, lớp mỡ ấy là thuộc Tỳ thổ, thì hiểu được cái lý Hoàng-kỳ vào Tỳ kinh, thông đến Tam tiêu.
Không có mô tả ảnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *