VỊ THUỐC THỤC ĐỊA

VỊ THUỐC THỤC ĐỊA
Thục địa hoàng là thuốc chủ yếu để bổ Thận, thuốc tốt nhất để dưỡng âm. Người bây giờ nấu Thục địa 1 lần là sai lầm vì nó bẩm sinh tính thuần âm của phương Bắc mà sinh ra, không có ánh lửa cùng mặt trời luyện chung thì không chín được, tính hàn lương của nó chưa hết. Cho nên Thục địa bào chế không cẩn thận chẳng những dùng không ích lợi mà còn hại đến khí của Tỳ vị. #Thầy_Linh chia sẻ cách chế Thục chuẩn để mọi người cùng tham khảo.
🌿Theo Trung y: chọn thứ Sinh địa tốt, to (4-6 củ nặng độ 600g); dùng rượu Sa nhân ( 700g sa nhân ngâm trong 10l rượu đế) tẩm cho thấm 1 đêm, xếp vào nồi chõ, đồ cho thật kĩ, 1 ngày đêm) rồi mang phơi nắng. Đang nóng lại tẩm đồ, phơi như trên làm 9 lần là được
🌿Theo kinh nghệm Việt Nam
– Cách 1: lấy 10kg Sinh địa rửa sạch, để ráo nước, lấy 5l nước cho vào 300g bột Sa nhân nấu cho cạn còn 4,5l. Lấy nước Sa nhân tẩm củ Sinh địa, rồi xếp vào khạp, thùng men, nấu trực tiếp với Sa nhân còn lại, cho thêm độ 100g gừng tươi giã nhỏ và nước sôi cho ngập hết các củ; nấu trong 2 ngày đêm cho chín, nước cạn đến đâu, thấm nước sôi vào cho đủ mực nước cũ, nấu cho kĩ; nếu nấu dối thì sau này có nấu lại cũng cũng không được mềm. Khi nấu phải đảo luôn, lúc cuối cùng thì để cho cạn, còn ½ mực nước cũ thì vớt cũ sinh địa ra, phơi cho ráo nước. Lấy nước nấu ( cứ 1l thì thêm 1/2l rượu) tẩm bóp rồi đồ 3h, đem phơi. Làm nhiều lần như vậy đến khi hết nước nấu thì thôi. Làm được 9 lần tẩm, đồ, phơi thì càng tốt, cách này thông thường nếu nửa chừng hết nước Thục thì lấy ít rượu tẩm rồi đồ, phơi cũng được
-Cách 2: Lấy 10kg sinh địa, rửa sạch kỹ, ủ 2 ngày đêm. Lấy 5l rượu có ngâm với 100g bột Sa nhân (trong 5-7 ngày), tẩm bóp vào củ Sinh địa cho thấu, cho rượu còn lại và củ Sinh địa vào trong cái hũ hay thùng tráng men, đậy kín rồi nấu cách thủy trong 1 nồi tôn to 3 ngày đêm. Rải phơi trong cái nia thưa, lấy vải phin đậy kín (tránh ruồi nhặng). Chiều tối lấy nước Thục đã thêm ½ phần rượu mà tẩm bóp. Hôm sau đồ lại trong 3h rồi đem phơi. Công việc tẩm, đồ, phơi làm cho đến khi hết nước thục thì thôi, nếu làm được 9 lần ( cửu chưng, cửu sái thì càng tốt)
Thục địa thịt chắc, ngoài đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt. Thục nhỏ đã nắm lại, khi xé ra tuy mịn nhưng không có thớ, không có tiết đen.
– Cách 3 :Sinh địa rửa sạch xếp vào thùng nhôm hoặc thép không rỉ, củ to xếp xuống dưới, củ nhỏ xếp lên trên. Cứ 9kg Sinh địa dùng 1.5l rượu, thêm nước đủ ngập. Nấu sôi nhỏ lửa, duy trì sôi nhẹ từ 6-8h, trong thời gian đun thường 1h lại múc ước ở dưới nồi dưới đều lên lớp sinh địa phía trên một lần. Có thể đun đến 72h và tiếp nước sôi liên tục, đun tới cạn. chú ý không để cháy. Đổ ra phơi nắng tới độ ẩm 20% thì đem nấu tiếp nước Sinh khương (lấy 200g gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước) cho vào Sinh địa phơi ở trên. Tiếp tục nấu 6h. Làm lại nhiều lần nấu và phơi nắng, để có Thục địa đen nhánh, sờ không dính tay
– Cách 4: Dùng bột Sa nhân tán nhỏ, ngâm vào rượu 40 độ với tỷ lệ 1 sa nhân, 100 sinh địa. dùng rượu này chưng cùng Sinh địa 72h. Đổ ra phơi và tẩm dịch chưng, phơi đến khi sản phẩm có màu đen, sờ không dính tay
– Cách 5: dùng những củ sinh địa nhỏ đem nấu nhiều giờ để lấy dịch sắc. Đem dịch này tẩm với củ Sinh địa to rồi đồ nhiều giờ. Đổ ra phơi nắng, rồi lại đồ tiếp nhiều lần. sau mỗi lần đồ lại phơi, lặp lại 9 lần để có sản phẩm đen nhánh, sờ không dính tay.
Bảo quản: đựng trong thùng kín tránh sâu bọ. khi dùng thái lát mỏng, hoặc nấu thành cao đặc hay đạp bẹp sấy khô với các thuốc khác để hoàn tán.
—————-
Thầy Linh liên tục mở các lớp hướng dẫn về y học cổ truyền trực tiếp và online.
☎️Liên hệ: Thạc sĩ – bác sĩ Vũ Trí Linh 0906799222
☎️Thạc sĩ- bác sĩ Ngô Khuyên 0971287297

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *