KHIÊN NGƯU TỬ

KHIÊN NGƯU TỬ

– Tên khoa học: Semen Pharbitidis
– Bộ phận dùng: hạt phơi khô cây khiên ngưu tử

– Tính vị quy kinh: lạnh, đắng, có độc, quy kinh phế, kinh thận, kinh đại
trường.
– Tác dụng: tả hạ trục thủy, khứ tích, sát trùng.
– Chỉ định:
+ Chứng phù thũng, cổ trướng gây đại tiểu tiện bí thì có thể dùng bột
khiên ngưu tử uống; hoặc dùng cùng với bột hồi hương uống cùng với nước
gừng. Bệnh tình nặng có thể dùng với đại kích, nguyên hoa (như bài Chu sa
hoàn).
+ Chứng ho nhiều đờm, khó thở, mặt và mắt phù thũng thì thường phối
dùng cùng với đình lịch tử, hạnh nhân, trần bì (như bài Khiên ngưu tử tán).
+ Chứng trường vị thực nhiệt tích trện gây đại tiện bí; hoặc lỵ tật gây
bụng quặn đau, đi ngoài nhiều lần thì thường dùng phối hợp dùng với mộc
hương, đinh lang, chỉ thực.
+ Chứng đau bụng do giun (trùng tích phúc thống) thì thường dùng phối hợp
cùng binh lang, sử quân tử tán bột uống.
– Liều dùng: 3-9g/ ngày sắc uống; cho vào viên hoàn uống 1,5-3g/ lần.
– Lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai, cấm dùng với ba đậu.
– Tác dụng dược lý: tăng cường kích thích đường tiêu hóa, làm tăng nhu
động gây nên tác dụng tả hạ mạnh. Thuốc có độc khi dùng quá liều sẽ gây, buồn
nôn, đau bụng, ỉa lỏng, ỉa ra máu, kích thích thận gây đái máu, nếu nặng gây tổn
thương thần kinh trung ương làm hôn mê, rối loạn ngôn ngữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *