BA ĐẬU

BA ĐẬU

– Tên khoa học: Fructus Crotonis
– Bộ phận dùng: hạt phơi sấy khô( hạt khi ép hết dầu thì gọi là ba đậu
sương) của cây ba đậu.
– Tính vị quy kinh: nóng, cay, có độc; quy kinh vị, kinh đại trường, kinh
phế.
– Tác dụng: tiêu tích, trục thủy, thoái thũng, khứ đàm, thực sang( tiêu
mụn nhọt).
– Chỉ định:
+ Chứng hàn tích tiện bí cấp tính thì có thể phối với đại hoàng, can
khương làm thành viên hoàn uống (Tam vật bị cấp hoàn).

+ Chứng phúc thủy cổ trướng (có dịch trong ổ bụng) thì thường phối hợp
dùng cùng với hạnh nhân, chích hoàng kỳ, làm thành viên hoàn uống.
+Điều trị chứng hàn thực uẩn kết ở ngực gây chảy nước rãi, ngực tức
căng, chân lạnh, ra mồ hôi thì thường phối hợp dùng với bối mẫu, cát cánh (như
bài Tam vật tiểu mạch tán).
+Điều trị sưng đau họng, tăng tiết nhiều đờm rãi ở đường thở, hô hấp khó
khăn.
Ngoài ra đối với trẻ nhỏ đờm rãi nhiều, tích trệ sữa gây ra hoảng hốt, có
thể dùng cùng với đởm nam tinh, chu sa, lục thần khúc (như bài Vạn ứng bảo
xích tán).
+Điều trị mụn nhọt có mủ chưa có loét thì thường dùng với nhũ hương,
một dược bôi lên chỗ tổn thương. Điều trị ghẻ lở, hắc lào dùng cùng với bột
hùng hoàng, khinh phấn ôi lên vị trí tổn thương.
– Liều dùng: cho vào viên hoàn 0,1-0,3g/ lần
– Chú ý: cấm dùng cho phụ nữ có thai, cơ thể hư nhược, kỵ với khiên
ngưu.
– Tác dụng dược lý: dầu ba đầu dùng ngoài có tác dụng kích thích mạnh
trên da. Khi dùng đường uống liều ½-1 giọt sẽ sinh ra cảm giác nóng ở khoang
miệng và đường tiêu hóa, gây buồn nôn và nôn, một thời gian ngắn sau sẽ gây
đi lỏng ồ ạt, kèm theo đau bụng dữ dội và cảm giác lý cấp hậu trọng. Nước sắc
ba đậu có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ
xanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *