ĐÀO NHÂN
– Tên khoa học: Semen Persicae
– Bộ phận dùng: nhân hạt quả đào phơi khô của cây đào Prunus Bersica Báth;
thuộc họ hoa hồng.
– Tính vị quy kinh: bình, đắng, ngọt, có độc; quy kinh can tâm, kinh đại trường.
– Tác dụng: hoạt huyết khứ ứ, nhuận tràng thông tiện.
– Chỉ định:
+ Điều trị kinh bế, thống kinh thì thường dùng cùng hoa hồng, đương quy,
xuyên khung (như bài đào hồng tứ vật thang)
+ Điều trị đau bụng ứ trệ sau đẻ thì dùng với bào khương, xuyên khung (như
bài sinh hoá thang).
+ Điều trị gan và lách to thì dùng với quế chi, đan bì, xích thược (như bài quế
chi phục linh hoàn); hoặc dùng với tam lăng, nga truật.
+ Điều trị ứ huyết mức độ nặng thì phối hợp với đại hoàng, mang tiêu, quế chi
(như bài đào hạch thừa khí thang). Gần dây, Trung Quốc ứng dụng dùng dịch
truyền đào nhân để điều trị gan và lách to có tác dụng tốt.
+ Điều trị các trấn thương gây sưng nề thì thường dùng cùng với đương quy,
hồng hoa, đại hoàng (như bài phục nguyên hoạt huyết thang).
+ Điều trị chứng táo bón thì thường phối hợp với đương quy, ma nhân (như
bài nhuận thang hoàn).
+ Điều trị viêm phổi gây ho ra máu mủ thì có thể dùng với vĩ kinh, đông qua
nhân (nhu bài vĩ kinh thang).
+ Điều trị viêm đại tràng thì thường dùng cùng với đại hoàng, đan bì (như bài
địa hoàng mẫu đan bì thang).
Ngoài ra, còn có thể điều trị ho suyễn thì thường dùng cùng với hạnh nhân.
– Liều dùng: 5-10g/ngày.
– Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai. Khi dùng quá liều có thể xuất hiện đau
đầu, hoa mắt, hồi hộp, suy hô hấp và tử vong.
– Tác dụng dược lý: co thắt tử cung, kháng ngưng kết, cải thiện tình trạng huyết
ứ, tăng tuần hoàn não, trấn tĩnh nhuận tràng.