BÁN HẠ
– Bộ phận dùng: thân rễ chọn củ nhỏ của cây bán hạt; thuộc họ ráy.
– Tính vị quy kinh: ấm, cay, có độc; quy kinh tỳ, kinh vị, kinh phế.
– Tác dụng: táo thấp hóa đàm, giáng nghịch chỉ ẩm, tiêu bĩ tán kết; dùng ngoài
để tiêu sưng nề, giảm đau.
– Chỉ định:
+ Điều trị đàm thấp trở trệ gây ho, khí nghịch, đờm nhiều mà đặc thì thường
dùng cùng với trần bì (như bài Nhị trần thang).
+ Điều trị đàm thấp gây chóng mặt thì thường dùng cùng với thiên ma, bạch
truật (như bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang).
+ Điều trị vị khí thượng nghịch gây nôn thì thường dùng cùng với sinh
khương (như bài Tiểu bán hạ thang).
+ Điều trị vị nhiệt gây nôn thì dùng cùng với thạch hộc, mạch môn…; nếu
phụ nữ có thai mà gây nôn, tuy có thuyết cho là cấm kỵ dùng, nhưng cũng có thể
dùng cùng với các thuốc phù chính an thai.
Gần đây, Trung Quốc đã chế thành dịch tiêm để chữa các loại buồn nôn.
+ Điều trị các chứng ngực bụng đầy trướng, thấp nhiệt trở trệ thì thường
phối hợp với can khương, hoàng liên, hoàng cầm để khai bĩ tán kết (như bài Bán hạ
tả tâm thang).
+ Điều trị chứng đàm nhiệt kết hung thì thường phối hợp với qua lâu, hoàng
liên (như bài Tiểu hãm hung thang).
+ Điều trị chứng mai hạch khí, khí uất đàm ngưng thì thường dùng cùng với
tử tô, hậu phác, phục linh để hóa đàm tán kết (như bài Bán hạ hậu phác thang).
Gần đây trên lâm sàng còn dùng bán hạ ở dạng tươi nghiền bột dùng ngoài để
điều trị các trường hợp viêm loét cổ tử cung cũng đạt hiệu quả tốt; có thể phối hợp
với thiên nam tỉnh nghiền bột làm viên hoàn để điều trị cơn đau thắt ngực: có tác
dụng cải thiện sóng S – T trên điện tim; có thể phối hợp với xương bổ nghiền bột
nhỏ vào mũi để điều trị nhịp nhanh trên thất…
– Liều dùng: 3 – 10g/ngày
– Chú ý: phải chế trước khi dùng; thận trọng dùng khi huyết hư, âm hư…. Tác
dụng dược lý: có tác dụng trấn tĩnh các trung khu gây họ, làm giãn khí quản, giảm
tiết ở khí quản, do đó có tác dụng tiêu đàm. Trên thỏ thực nghiệm thấy có tác dụng
giảm áp lực nội nhãn.