HOÀNG BÁ
– Tên khoa học: Cortex Phellodendri Amurensis.
– Bộ phận dùng: vỏ thân cây cao sạch vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây hoàng
bố Phellodendron Chinense Schneid; thuộc họ cam quýt (Rutaceae).
Ở Việt Nam hiện nay dùng cây núc nác có tên khoa học là Oroxylum Indicum L.
thuộc họ chùm ớt (Bignoniaceae) để thay vị hoàng bá
– Tính vị quy kinh: đắng, hàn; quy kinh thận, kinh bàng quang, kinh đại trường.
– Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc,
– Chỉ định:
+ Chứng thấp nhiệt hạ tiêu gây chứng ra khí hư màu vàng hối ở phụ nữ. viêm
đường tiết niệu: thường dùng cùng với xa tiền tử, bạch quả (như bài Dịch hoàng
thang).
+ Điều trị bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện nóng, đái són, đái buốt thưởng dùng
cùng với hoạt thạch, mộc thông; điều trị thấp nhiệt hạ tiêu gây cước khi đầu gối
sưng đau thì thường dùng cùng thương truật, ngưu tất (như bài Tam diệu hoàn).
+ Điều trị thấp nhiệt tả lỵ thì thường dùng cùng với bạch đầu ông, hoàng liên, trần
bì (như bài Chi tử bá bị thang).
+ Điều trị mụn nhọt, sưng đau, lở loét có thể uống trong và dùng ngoài (uống trong
thường dùng cùng với hoàng liên, chi tử; dùng ngoài thì nghiền bột, chế với mật
lợn hoặc trứng gà để bôi).
+ Điều trị thấp chẩn xuất tiết thì thường dùng cùng với kinh giới, khổ sản (uống
trong và dùng ngoài đều được); có thể phối hợp với thanh đại, hoạt thạch, cam thảo
tán bột rắc lên chỗ tổn thương.
+ Chứng âm hư gây phát sốt, ra mồ hôi trộm, di tinh thì thường dùng cùng với tri
mẫu, thục địa, sơn thù, quy bản (như bài Tri bá địa hoàng hoàn, Đại bổ âm hoàn).
– Liều dùng: 5 – 10g/ngày.
– Tác dụng dược lý: tác dụng kháng khuẩn gần giống như hoàng liên ngoài ra nó
còn có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt gây viêm gan B, bảo vệ tiểu cầu,
dùng ngoài để tăng cường hấp thu xuất huyết ngoài da, lợi mật, lợi niệu, giảm
huyết áp, hạ sốt. Hoàng bá còn có tác dụng hạ đường máu và tăng cường sinh
kháng thể trên chuột.