HOÀNG LIÊN

HOÀNG LIÊN

– Tên khoa học: Rhizoma Coptidis.
– Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô của cây hoàng liên chân gà Coptis Chinensis
Franch; thuộc họ mao lương (Ranunculaceae).
Ngoài ra còn có các loại hoàng liên khác như:
+ Tam giác diệp hoàng liên: Coptis Deltoidea C.Y. Cheng et Hsiao.
+ Vân liên: Coptis teeta Wall.
– Tính vị quy kinh: lạnh, đắng; quy kinh tâm, kinh can, kinh vị, kinh đại trường.
– Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc.
– Chỉ định:
+ Tác dụng thanh nhiệt táo thấp của hoàng liên mạnh hơn hoàng cầm
+ Điều trị thấp nhiệt trở trệ gây bụng căng trướng đẩy, buồn nôn, nôn thì thường
dùng cùng với hoàng cảm, can khương, bán hạ (Bán hạ tả tâm thang).
+ Điều trị thấp nhiệt tả lỵ, mức độ nhẹ có thể dùng đơn độc hoàng liên, kết quả
tương đối tốt; nếu đau bụng đi ngoài, đi xong vẫn đi thì thường dùng cùng với mộc
hương (như bài Hương liên hoàn).
+ Điều trị đi ngoài, phát sốt thì thường dùng cùng với cát căn, hoàng cầm, cam
thảo (như bài Cát căn cầm liên thang).
+ Điều trị đi ngoài ra nhảy màu thường dùng cùng với đương quy, nhục quế, bạch
thược, một hương (như bài Thược dược thang). Hoàng liên thích hợp dùng trong
điều trị chứng thấp nhiệt ở tỳ, vị, đại trưởng.
+ Hoàng liên có tác dụng tả hoả giải độc, thanh thực hoá ở tâm kinh.
+ Điều trị chứng tam tiêu nhiệt thành gây sốt cao, bứt rứt thì thường dùng cùng với
hoàng cẩm, hoàng bá, chi tử (như bài Hoàng liên giải độc thang).

+ Điều trị nhiệt tà tích thịnh, âm dịch hao tổn gây bứt rứt, hồi hộp, mất ngủ thì
thường dùng cùng với hoàng cấm, a giao, bạch thược (như bài Hoàng liên a giao
thang). Nếu tâm hoả nội thương, nhiệt bức huyết vong hành gây chảy máu cam,
nôn ra máu thì thường dùng cùng với hoàng cấm, đại hoàng (như bài Tả tâm
thang).
+ Điều trị mụn nhọt thường dùng cùng với hoàng cẩm, chi tử (như bài Hoàng liên
giải độc thang).
+ Điều trị bì phu thấp chẩn thì có thể dùng cao lỏng hoàng liên bôi ngoài da.
+ Điều trị sưng đau tai, chảy mủ ống tai thì thường phối hợp với khô phần, băng
phiến tán bột dùng ngoài.
+ Điều trị đau, sưng, đỏ mắt thì thưởng dùng nước sắc hoàng liên nhỏ mắt. Ngoài
ra, khi điều trị vị hỏa tích thịnh gây buồn nôn thì thường dùng cùng trúc như, trần
bì, bán hạt điều trị đau răng thì thường dùng cùng với thạch cao, thăng ma, đan bì;
điều trị can hỏa phạm vi gây đau tức ngực sườn, buồn nôn, ợ chua thì thường dùng
cùng với ngô thù du (như bài Tả kim hoàn).
– Liều dùng: 2 – 10g/ngày.
– Chú ý: dùng lâu dễ gây tổn thương tỳ, vị; không nên dùng trong tỳ vị hư hàn.
– Tác dụng dược lý: phạm vi kháng khuẩn của hoàng liên tương đối rộng. Nó ức
chế được nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn
mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn lao, liên cầu khuẩn,
song cầu khuẩn, trực khuẩn ngoài da, virus… trong đó tác dụng ức chế trực khuẩn
lỵ là mạnh nhất; đồng thời tăng cường khả năng đại thực bào, giảm huyết áp, lợi
mật, hạ sốt, trấn tĩnh, giảm đau, tăng cường hưng phấn cơ trơn thành mạch, tử
cung, bàng quang, ruột…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *