Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng đông y

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng đông y:
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng đông y
HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY- THỰC QUẢN
        Hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản là một bệnh rất phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Trào ngược dạ dày thực quản đang được quan tâm nhiều bởi đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư vòm họng.
I.    ĐỊNH NGHĨA
 Trào ngược dạ dày- thực quản là tình trạng dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản do kích thích của các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsine, dịch mật… lên niêm mạc dạ dày gây ra. Nguyên nhân do sự tăng lượng axit dịch vị dạ dày kết hợp với hoạt động của cơ thắt dưới thực quản bị giảm sút không đủ sức ngăn dịch vị dạ dày trào ngược lên.

 II.     NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân chủ yếu gây trào ngược dạ dày thực quản bao gồm :
– Do căng thẳng, stress kéo dài: đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mà không phải ai cũng biết và chủ động phòng tránh. Nguyên nhân là do khi căng thẳng thần kinh sẽ kích thích có thể huy động cortisol làm giảm phản ứng tự miễn của dạ dày, tăng lượng axit dạ dày, gây hại niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh trào ngược thực quản.
– Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học: như ăn quá no, ăn đêm, ăn nhiều loại đồ ăn cay nóng, chiên xào làm gia tăng lượng axit dạ dày và ảnh hưởng tới chức năng,  hoạt động của dạ dày. Bên cạnh đó hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
– Do các tổn thương ở dạ dày như: bệnh viêm, loét dạ dày tá tràng, các tổn thương niêm mạc dạ dày trong quá trình co bóp thức ăn là tiền đề gây ra hiện tượng bị trào ngược thực quản.

III.    TRIỆU CHỨNG
Những dấu hiệu để nhận biết bạn bị hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản
–    Đau ngực, tức ngực.
–    Ợ hơi: ợ hơi xảy ra bất cứ khi nào, cả những lúc ăn no, uống đồ uống có ga, sau khi ăn, ợ hơi không do yếu tố tác động nào và cần phân biệt với chứng ợ hơi sinh lý mỗi khi uống nước uống có ga.
–    Ợ nóng, ợ chua nhiều hơn khi nằm nghỉ, dạ dày trào ngược lên có vị chua, cảm giác nóng rát cổ họng là triệu chứng hay gặp nhất.
–    Đau do ợ nóng sau khi ăn.
–    Đắng miệng.
–    Khàn giọng, đau họng, ho, hen : axit dạ dày trào ngược lên thanh quản làm tổn hại tới cơ quan này gây ra hiện tượng bị viêm.
–    Buồn nôn dễ bị buồn nôn khi đánh răng, khi đói hoặc khi ăn no,…
–    Nhiều nước bọt.
–    Khó nuốt là do axit dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên gây sưng tấy thanh quản dẫn đến khó nuốt, đau họng

IV.     Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng đông y Vũ Gia Đường:

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng đông y 1
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản, đó là: do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp, do thần kinh bị căng thẳng, do mộc khắc thổ quá mạnh, do tỳ khí, vị khí không được điều hòa… Ứng với từng thể bệnh mà có những bài thuốc hữu hiệu, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
1.  Trào ngược dạ dày – thực quản do thần kinh căng thẳng (stress)
–    Triệu chứng :
+ Bị sang chấn về thần kinh gây đau vùng thượng vị, nhịp điệu co bóp của dạ dày bị rối loạn, sinh ra ợ hơi, ợ nóng
+ Khí ở trung tiêu ngược lên, vùng ngực và vùng thượng vị bức bách kèm theo khó thở, ăn ít, tiêu hóa trì trệ, bụng đầy hơi…
–    Dùng bài thuốc sau:
Hoài sơn, liên nhục, cát căn mỗi vị 16g, hắc táo nhân 20g, viễn chí 12g, bán hạ chế 10g, ngưu tất 16g, trần bì 12g, chỉ xác 10g, phòng sâm 20g, bạch truật 16g, cam thảo 12g, sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

2.    Trào ngược dạ dày – thực quản do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp
–    Triệu chứng :
+ Khi gặp thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp, bộ máy tiêu hóa có ngay những phản ứng ở mức độ khác nhau, người bệnh ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, bụng đầy hơi, đau từng cơn hoặc đau liên miên.
+ Khí ở trung tiêu chạy ngược, vùng thượng vị đầy tức khó chịu…
–    Pháp điều trị : giải độc, bổ tỳ vị, nhuận khí, lập lại môi trường hòa bình cho bộ máy tiêu hóa.
–    Dùng bài thuốc sau:
Tía tô 16g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, xương bồ 12g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 16g, biển đậu 16g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, bạch truật (sao hàng thổ) 16g, đương quy 12g, sâm đại hành 16g, lá đắng 16g, lá lốt 12g, sinh khương 4g. Sắc uống 2 ngày một thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
 Phòng bệnh:
–    Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo
–    Tránh tuyệt đối các đồ uống có cồn, kích thích như: Cà phê, trà và những đồ uống chứa cafein
–    Hạn chế ăn các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi…
–    Hạn chế không sử dụng nhiều các loại gia vị cay nóng như: Ớt, bạc hà, tỏi,…

 Lời khuyên :Hiện nay tỷ lệ người mắc căn bệnh này gia tăng đáng kể, đặc biệt là có xu hướng trẻ hoá.Căn bệnh này rất dễ bị bỏ qua bởi những triệu chứng ban đầu khó kiểm soát, nên cần phát hiện sớm bệnh để có thể chữa trị kịp thời. Việc chữa sớm bệnh sẽ giúp bạn tránh khỏi những biến chứng nặng nề của bệnh để lại như viêm họng mãn tính, ung thư vòm họng, loét, ung thư dạ dày…

Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *