BẠCH CHỈ

BẠCH CHỈ (白芷 bái zhǐ)
Bộ phận dùng: rễ phơi sấy khô của cây bạch chỉ
Tính vị quy kinh: ấm, cay, quy kinh phế, vị
Tác dụng: giải biểu tán phong, chỉ thống, táo thấp, chỉ đới, tiêu thũng, bài nùng
Chỉ định:
+ Chứng ngoại cảm phong hàn, gây đau đầu, tắc mũi thì thường dùng phối hợp với phòng phong, khương hoạt ( trong bài Cửu vị khương hoạt thang.
+ Chứng dương minh gây đau đầu, đau răng, phong thấp tý thống thì thường dùng phối với kinh giới, phòng phong, xuyên khung (như bài xuyên khung trà điều tán).Nếu nguyên nhân gây bệnh là ngoại cảm phong nhiệt thì điều trị thường phối hợp với bạc hà, hoa cúc, mạn tử kinh. Điều trị đau nhức răng do lạnh thường phối hợp tế tân ; do phong hỏa thì phối hợp với thạch cao, hoàng liên. Nếu do phong hàn thấp tý gây đau lung, mỏi gối thì điều trị thường phối hợp với khương bạt, độc hoạt, uy linh tiên.
+ Chứng bạch đới: nếu nguyên nhân do hàn thấp đối hạ thì dùng phối hợp với lộc giác, bào khương, bách truật, sơn dươc, long cốt (trong bài Bạch đới hoàn), nếu do thấp nhiệt hạ đới thì phối hợp xa tiền tử, hoàng bá.
+ Điều trị mụn nhọt giai đoạn đầu: thường phối hợp với kim ngân hoa, đương quy, xuyên sơn giáp (trong bài Tiên phương hoạt mệnh ẩm), điều trị sung viêm tuyến vú, thường phối hợp với qua lâu, bối mẫu, bồ công anh.
Ngoài ra bạch chỉ còn có tác dụng giải độc rắn cắn , điều trị các bệnh ban chẩn ngoài da.
-Liều dùng: 3-10g/ngày
– Chú ý: cấm dùng cho các trường hợp âm hư huyết nhiệt.
Tác dụng dược lý: liều nhỏ gây hưng phấn thần kinh trung ương nâng cao huyết áp. Bạch chỉ có thể kháng độc tố của rắn độc cắn gây ứ chế thần kinh trung ương, ức chế trực khuẩn đường ruột
Có thể là hình ảnh về thực phẩm và văn bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *