BẠCH ĐẬU KHẤU
– Bộ phận dùng: quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu; thuộc
họ gừng.
– Tính vị quy kinh: ấm, cay; quy kinh phế, kinh tỳ, kinh vị.
– Tác dụng: hoá thấp hành khí, ôn trung, chỉ ẩu.
– Chỉ định:
+ Chứng thấp trệ trung tiêu, tỳ vị khí trệ gây không muốn ăn thì thường phối
hợp dùng với hậu phác, trần bì.
+ Thấp ôn giai đoạn đầu, bụng đầy, không muốn ăn, rêu lưỡi nhớp; nếu thiên
về thấp tả thì phối hợp với hoạt thạch, ý dĩ, hạnh nhân (như bài Tam nhân thang);
nếu thiên về nhiệt tà thì dùng với hoàng cầm, hoạt thạch (như bài Hoàng cầm hoạt
thạch thang: hoàng cầm, hoạt thạch, trư linh, phục linh, đại phúc bì, bạch đậu khấu,
thông thảo).
+ Chứng buồn nôn, nôn thì có thể tán bột uống, hoặc dùng cùng với hoắc
hương, bán hạ. Trẻ em vị hàn gây nôn và trớ ra sữa thì thường dùng với sa nhân,
cam thảo nghiến bột uống.
– Liều dùng: 3 – 6/ngày, nên cho vào sau.
– Tác dụng dược lý: tăng tiết dịch vị dạ dày, tăng nhu động ruột, giảm ứ đọng
khí ở vị trường tích khí, cầm nôn, ức chế lỵ trực khuẩn.