SA NHÂN

SA NHÂN

– Bộ phận dùng: quả gần chín phơi hay sấy khô của cây sa nhân; thuộc họ gừng.
– Tính vị quy kinh: ấm, cay; quy kinh tỳ, kinh vị.
– Tác dụng: hoá thấp, hành khí, ôn trung, chỉ âu, chỉ tả, an thai.
– Chỉ định:
+ Chứng thấp khốn tỳ thổ, tỳ vị khí trệ thì thường phối hợp dùng với hậu
phác, trần bì, chỉ thực.
+ Điều trị chứng tỳ hư khí trệ thì thường phối hợp dùng với đảng sâm, bạch
truật, phục linh (như bài Hương sa lục quân tử thang).
+ Chứng tỳ vị hư hàn gây nôn và đại tiện lỏng nát thì có thể dùng bột sa nhân
uống hoặc dùng cùng với phụ tử, can khương.
+ Chứng phụ nữ có thai mà buồn nôn, không ăn uống được thì dùng sa nhân
sao lên, tán bột uống; nếu động thai không yên thì dùng cùng với nhân sâm, hoàng
kỳ, bạch truật (như bài Thái sơn bàn thạch tán: nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy,
tục đoạn, hoàng cầm, bạch truật, xuyên khung, bạch thược, thục địa, sa nhân, chích
thảo).
– Liều dùng: 5 – 10g/ngày, nên cho sau.
– Tác dụng dược lý: tinh dầu sa nhân có tác dụng phương hương kiện vị, tăng
tiết dịch vị, bài trừ sự tích trệ ở đường tiêu hoá nên có tác dụng hành khí tiêu
trướng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *