HẬU PHÁC

HẬU PHÁC
– Bộ phận dùng về thân cây phải hay cây khô của cây hậu phác, thuộc họ mộc
lau.
Ở Việt Nam thay bằng cây vối rừng; thuộc họ mộc lan.
– Tính vị quy kinh: ấm, đắng, cay; quy kinh tỳ, kinh vị, kinh phế, kinh đại
trường.
– Tác dụng: hành khí táo thấp, tiêu tích bình suyễn.
– Chỉ định:
+ Chứng thấp trệ trung tiêu, khí trệ gây nên đầy trướng bụng, đau bụng, hoặc
buồn nôn, nôn thì thường phối hợp dùng với thương truật, trần bì (như bài Bình vị
tán: thương truật, hậu phác, trần bì, cam thảo, can khương, đại táo).
+ Chứng trường vị tích trệ gây bụng đẩy ậm ạch, đại tiện táo bón thì thường
dùng cùng với đại hoàng, chỉ thực (như bài Hậu phác tam vật thang); nếu do nhiệt
kết gây bí đại tiểu tiện thì thường phối hợp dùng với đại hoàng, mang tiêu, chỉ thực
(như bài Đại thừa khí thang).
+ Điều trị chứng họ có đờm, khó thở do phong hàn ngoại cảm gây nên thì có
thể phối hợp với quế chi, hạnh nhân (như bài Quế chi gia hậu phác hạnh tử thang:
quế chi, thược dược, trích thảo, sinh khương, đại táo, hậu phác, hạnh nhân).
+ Điều trị chứng đàm thấp nội trệ, tức ngực, khó thở, họ thì thường phối hợp
dùng với tô tử, trần bì (như bài Tô tử giáng khí thang: tô tử, trần bì, bán hạ, đương
quy, tiền hồ, hậu phác, nhục quế, cam thảo, sinh khương).

– Liều dùng: 3 – 10g/ngày.
– Tác dụng dược lý: ức chế tụ cầu, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu tan huyết, tụ
cầu vàng, trực khuẩn ly. Đối với đường tiêu hoá, liều thấp gây hưng phấn, liều cao
gây ức chế; đối với khí quản có tác dụng hưng phấn. Hậu phác có tác dụng gây tê
mặt đoạn thần kinh vận động, làm giãn cân cơ toàn thân; hạ huyết áp, khi huyết áp
hạ làm tăng tính phản xạ hưng phấn hô hấp, tăng nhịp tim.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *