THƯƠNG TRUẬT

THƯƠNG TRUẬT

– Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô của cây thương truật; thuộc họ cúc.
– Tính vị quy kinh: ấm, cay, đắng; quy kinh tỳ, kinh vị.
– Tác dụng: táo thấp kiện tỳ, khứ phong thấp.
– Chỉ định:
+ Chứng thấp trệ trung tiêu, tỳ mất kiện vận gây bụng trướng đầy, buồn nôn,
ăn ít, ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng nhớp thì thường dùng cùng hậu phác, trần bị (như bài
Bình vị tán).
+ Điều trị chứng thấp nhiệt, thấp ôn, đàm ẩm thì thường phối hợp thuốc thanh
nhiệt.
+ Chứng phong thấp tý chứng thì thường dùng với độc hoạt, tần cửu.
+ Điều trị thấp nhiệt tý thống thì phối hợp thạch cao, tri mẫu (như bài Bạch hổ
gia thương truật thang); thương truật phối hợp với hoàng bá thành bài Nhị diệu tán
dùng để điều trị thấp trọc đới hạ, thấp sang, thấp chẩn.
+ Chứng ngoại cảm phong hàn hiệp thấp gây sợ lạnh, phát sốt, toàn thân đau
nhức, đau đầu, không mồ hôi thì thường dùng cùng với bạch chỉ, tế tân (như bài
Thần truật tán).

Ngoài ra, thương truật có tác dụng minh mục nên thường được dùng trong điều
trị chứng quáng gà: sắc nước thương truật uống; hoặc sắc cùng với gan dê, gan lợn
để ăn.
– Liều dùng: 6 – 10g/ngày.
– Tác dụng dược lý: liều nhỏ tinh dầu có tác dụng trấn tĩnh, tăng phản xạ gân
xương, liều cao gây ức chế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *