CAM THẢO
Tính vị quy kinh: bình, ngọt, quy kinh phế, tỳ, vị
Tác dụng: ích khí bổ trung, thanh nhiệt giải độc, khứ đàm chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, điều hòa thuốc.
Chỉ định:
+ Điều trị chứng tâm khí bất túc gây hồi hộp trống ngực, mạch kết đại thì thường phối với nhân sâm, a giao, quế chi
+Điều trị chứng tỳ khí hư nhược hoặc mệt mỏi, vô lực,ăn ít, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong thường phối với đẳng sâm, bạch truật
+ Điều trị chứng ho do phong hàn thì có thể dùng cùng với ma hoàng, hạnh nhân; nếu do phong nhiệt có thể dùng cùng thạch cao, ma hoàng, hạnh nhân; nếu là hàn đàm dùng cùng can khương, tế tân; nếu là thấp đàm dùng cùng bán hạ, phục linh.
+ Điều trị đau bụng do âm huyết bất túc, không nuôi dưỡng được cân mạch gây đau thì thường dùng với bạch thược.
+Điều trị chứng đau bụng do tỳ vị hư hàn, doanh huyết mất khả năng ôn dưỡng thì thường dùng phối với quế chi, bạch thược, di đường. Gần đây báo cáo dùng cam thảo và ô tặc cốt điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đạt hiệu quả tốt.
+Cam thảo dùng trong các bài thuốc có dược tính mạnh; có tác dụng hòa hoãn, điều hòa tỳ vị
+ Điều trị mụn nhọt nhiễm độc, sưng đau họng thường phối với kim ngân hoa, liên kiều.
+Điều trị ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc khi không có thuốc giải đặc thù thì dùng cam thảo hoặc đậu xanh uống.
Tác dụng dược lý: cam thảo ức chế sựu tăng tiết dịch của dạ dày, giảm thắt cơ trơn ruột, giảm ho, tiêu đàm, chống viêm, bảo vệ niêm mạc họng và khí quản khi bị viêm nhiễm.
Chú ý: không dùng khi thấp thịnh gây đầy trướng, phù thũng. Cam thảo kị với đại kích, nguyên hoa, cam toại, hải tảo. Dùng cam thảo liều cao lâu ngày có thể gây phù.
Cam thảo trích mật bổ tỳ vị song thiên về đờm thấp không nặng, Cam thảo nhúng nước rồi trích thì bổ tỳ vị song thiên về ăn uống kém, Cam thảo sống thiên về giải độc ngọn Cam thảo sống chữa đi đái buốt ngọc hành đau đầu mấu (mắt, đốt) dẫn các vị thuốc đến thẳng chỗ đau.
Vị thuốc này màu vàng vị ngọt, là vị thuốc chính cho tỳ vị, bổ được mọi chứng hư, hay giải trăm chất độc. Người ta lấy tính hoãn của Cam thảo. Bởi vì hoãn có thể loại bỏ được cấp, dùng với thuốc nhiệt thì hoãn được nhiệt, dùng với thuốc hàn thì hoãn được hàn, khiến cho bổ không đến nỗi quá vội mà tả cũng không đến nỗi nhanh. Song bụng đầy kiêng ngọt, bị nôn ọe kiêng ngọt, người say rượu cũng kiêng ngọt. Cứ những chứng như vậy đều không nên dùng Cam thảo. Hơn nữa Cam thảo lại tương phản với Cam toại, với Cạm toại bán hạ thang trong sách Kim Qũy lại cùng dùng Cam toại với Cam thảo, vì nếu không phải trường hợp đặc biệt thì chúng không phản nhau, vả lại dùng Cam thảo chính là để làm hòa hoãn cái tính mãnh liệt của Cam toại.