Châm cứu cho bệnh nhân sau tai biến

Châm cứu cho bệnh nhân sau tai biến :
ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
  Đột quỵ ( hay tai biến mạch máu não)  là nguyên nhân thứ ba gây tử vong nhiều nhất và là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng khuyết tật nặng. Vì vậy điều quan trọng là cần nhận ra các triệu chứng một cách nhanh chóng, được điều trị và phục hồi chức năng càng sớm càng tốt sẽ là cách tối ưu nhất để giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường.
cham-cuu-cho-benh-nhan-sau-tai-bien
I.    KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỘT QUỴ
  Định nghĩa: Đột quỵ, hoặc tai biến mạch máu não, là tình trạng não bị tổn thương do bệnh của mạch máu não: hoặc tắc mạch, hoặc vỡ mạch.
– Khi mạch máu não bị tắc sẽ gây ra đột quỵ thiếu máu não, còn gọi là nhồi máu não.
– Khi mạch máu não bị vỡ sẽ gây ra đột quỵ chảy máu não, còn gọi là xuất huyết não.
  Đột quỵ nhồi máu não (chiếm 80%) và chảy máu não (chiếm 20%), với các mức độ rất khác nhau, từ  rất nhẹ (tự hồi phục, không di chứng) đến rất nặng (đe dọa tính mạng hoặc tử vong ngay). Vì thế, bắt buộc phải điều trị bệnh nhân tại bệnh viện có chuyên khoa bệnh mạch máu não.

II.     LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH ĐỘT QUỴ
  Nếu chúng ta phát thấy người trong gia đình, hoặc người chúng ta gặp có một hoặc nhiều triệu chứng sau:
•    Đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt (cảm giác nặng tay chân, không hoặc khó nâng lên được, có cảm giác như “tay chân của người khác”
•    Đột ngột u ám, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa
•    Đột ngột mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt
•    Đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động
•    Đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân
 
Hãy thực hiện ngay động tác khám cho bệnh nhân rất đơn giản và dễ nhớ CƯỜI, NÓI và LÀM : Cười xem miệng có bị méo không, Nói xem có làm chủ được ngôn ngữ không, bảo bệnh nhân giơ ngang hai tay ra trước mặt xem có bị yếu chi không.
Nếu phát hiện bệnh nhân có các triệu chứng bất thường như trên thì đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu.
Một số hình ảnh liệt mặt:
        cham-cuu-cho-benh-nhan-sau-tai-bien-1    
III.    PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI
Sau khi điều trị đợt cấp bằng y học hiện đại, thì cách tốt nhất giúp cho những bệnh nhân tai biến kèm theo liệt có thể phục hồi khả năng hoạt động là điều trị bằng y học cổ truyền.
  Liệt nửa người do tai biến mạch máu não , y học cổ truyền gọi là chứng bán thân bất toại.
Được chia làm 3 thể :
1.    Thể can thận âm hư : Thường gặp ở những bệnh nhân: Tăng huyết áp, xơ vữa mạch, người trẻ tuổi.
–    Triệu chứng : Liệt nửa người, nửa mặt dưới cùng bên, tay chân bên liệt tê dại, hay hoa mắt chóng mặt, mạch huyền tế sác
–    Pháp điều trị : tư âm tiềm dương, trấn hỏa tức phong.
–    Phương thuốc :
Bài Đại định phong châu, Lục vị gia giảm, Đối pháp lập phương

2.    Thể do phong đàm : Thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp, béo phì, cholesterol máu cao
–    Triệu chứng : Liệt nửa người kèm theo nửa mặt dưới cùng bên, tay chân tê dại, nặng nề, lưỡi cử động khó, có nói ngọng hoặc không, rêu lưỡi trắng dày, nhớt, mạch phù hoạt hoặc huyền hoạt.
–    Pháp điều trị : Trừ đàm thông lạc, thanh can giáng hỏa
–    Phương thuốc : Đạo đàm thang, Thiên ma câu đằng ẩm

3.    Thể khí trệ huyết ứ : Thường gặp ở những bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não (do tắc mạch, lấp mạch), những bệnh nhân này có tiền sử van tim, xơ vữa mạch.
–    Triệu chứng : Liệt nửa người, liệt mặt cùng bên, có nói ngọng hoặc không, song trước khi xảy ra hôn mê thường có dấu hiệu báo động như: rối loạn cảm giác, nói khó triệu chứng khó triệu chứng khởi đầu từ từ, giai đoạn toàn phát có thể có hôn mê vừa và nhẹ hoặc không hôn mê.
–    Pháp điều trị : Ích khí hoạt huyết, khu phong hóa đờm
–    Bài thuốc : Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm
4.    Phương pháp Châm cứu cho bệnh nhân sau tai biến của trung tâm y học Vũ Gia Đường:
–    Châm cứu : Châm bổ các huyệt:
+ Các huyệt nửa người bên liệt :
Kiên ngung, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Dương trì, Hợp cố  cham-cuu-cho-benh-nhan-sau-tai-bien-2c, Bát tà,
Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Côn lôn, Giải khê, Giáp tích C7-D1, TL 4-5
+ Miệng méo châm: Địa thương, Giáp xa, Thừa tương bên liệt
+ Nói ngọng châm : Liêm tuyền, Thượng liêm tuyền, Giản sử, Thông lý
•    Thể can thận âm hư châm thêm : Thái khê, Tam âm giao, Nội quan, Thần môn hai bên.
•    Thể do phong đàm châm thêm Túc tam lý, Phong long 2 bên để trừ đàm
•    Thể khí trệ huyết ứ châm thêm: Huyết hải, Thái uyên 2 bên để hoạt huyết tiêu ứ.

–    Thủy châm: Vitamin 3B, Cerebrolysin vào một số huyệt.
–    Xoa bóp bấm huyệt: Bóp day ấn huyệt , vận động bên liệt.
Hướng dẫn, động viên bệnh nhân luyện tập vận động
–    Cấy chỉ một số huyệt.  

Lời khuyên cho bệnh nhân bị tai biến : Sau khi bệnh nhân điều trị giai đoạn cấp bằng y học hiện đại ổn định, nếu kèm theo di chứng liệt tay , chân, mặt hoặc nửa người thì nên chuyển sang chữa bằng các phương pháp y học cổ truyền như : Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, và tập vận động càng sớm càng tốt để nâng cao hiệu quả điều trị , và cải thiện tốt nhất tình trạng liệt vì sau tai biến 1 năm trở lên hiệu quả điều trị hầu như rất thấp.

Chi tiết xin liên hệ để có cách điều trị tốt nhất:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *