CHƯƠNG 6:THUỐC HÓA ĐÀM CHỈ HO BÌNH XUYỄN THUỐC ĐÔNG Y PHẦN 2

CHƯƠNG 6:THUỐC HÓA ĐÀM CHỈ HO BÌNH XUYỄN THUỐC ĐÔNG Y PHẦN 1:

  1. Đại cương:

Thuốc hóa đàm chỉ ho bình xuyễn là các vị thuốc có tác dụng làm hết hay giảm các triệu chứng ho , đàm và xuyễn.

Y học cổ truyền quan niệm đàm là chất dịch nhớt, dính,sản sinh ra trong quá trình hoạt động của lục phủ ngũ tạng; chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đàm. Đàm ngưng đọng ở bộ phận nào thì gây bệnh cho bộ phận đó.

Nếu đàm đọng ở phế, thường gọi là đờm thì gây bệnh cho đường hô hấp. Đàm ở phế có liên quan đến ho và suyễn. Vì đàm ngưng đọng làm không khí vào phế khó khăn, dẫn đến khó thở, đồng thời là môi trường phát triển tốt cho các loại vi khuẩn, virus. Do đó khử đàm là một khâu quan trọng trong điều trị  bệnh ở phế; đặc biệt là đối với ho suyễn

  1. Thuốc hóa đàm:

Thuốc hóa đàm có tác dụng hóa đàm làm hết đàm, long đàm, trừ đàm, làm cho đàm khạc ra.

Thuốc hóa đàm ngoài ngoài việc trị bệnh đàm ở phế , còn được dùng cho các bệnh phong đàm, đàm tại não như kinh giản, trúng phong.

Phân loại: dựa vào tác dụng của các vị thuốc có thể chia làm 2 loại sau:

  • Thuốc ôn hóa hàn đàm ( thuốc hóa đàm hàn)
  • Thuốc thanh hóa nhiệt đàm ( thuốc hóa đàm nhiệt)
  1. Thuốc ôn hóa hàn đàm

Tác dụng: theo YHCT do tỳ dương hư không vận hóa được thủy thấp, ứ lại thành đàm. Chất đàm thường dễ khạc, người mệt mỏi, chân tay lạnh, người mệt mỏi, đại tiện lỏng.

gây đau nhức khớp xương; ứ lại ở cơ nhục gây đau bắp thịt ê ẩm, nhưng đau không nhất định ở chỗ.

ĐẶC ĐIỂM: thường vị cay, tính ấm và táo, dùng cho các chứng đàm lạnh, đàm thấp.

VỊ THUỐC:

5.Bối mẫu:

THUỐC HÓA ĐÀM CHỈ HO BÌNH XUYỄN BỐI MẪU

Người ta phân biệt ra 2 loại bối mẫu:

  • Triết bối mẫu là tép dò khô của cây triết bối mẫu
  • Xuyên bối mẫu : là tép dò khô của cây xuyên bối mẫu

Tính vị : vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào tâm, phế.

Công năng: thanh táo nhuận phế, hóa đàm, tán kết

Chủ trị:

Chữa đờm ho nhiệt, viêm phổi, viêm phế quản, họng rát, đờm nhiều, dính, khó khạc.

Chữa ho, lao hạch.

Chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sưng tấy.

Liều dùng: 4-12g /  ngày.

Kiêng kỵ: bối mẫu phản ô đầu.

  1. Thuốc chỉ khái ( chỉ ho )

Thuốc chỉ khái còn gọi là thuốc chữa ho là những vị thuốc làm hết hay làm giảm triệu chứng ho.

Nguyên nhân ho có nhiều, nhưng đều thuộc phế vì vậy chữa ho phải lấy chữa phế làm chính.

Ho và đàm có quan hệ mật thiết , các thuốc chữa ho thường có tác dụng trừ đàm hay ngược lại thuốc trừ đàm lại có tác dụng làm hết ho.

Thuốc chỉ khái chia làm 2 loại: ôn phế chỉ khái  và thanh phế chỉ khái.

c.1 . Thuốc ôn phế chỉ khái :

thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng hàn, đàm hàn.

Nguyên nhân: do ngoại cảm phong hàn có kèm ho , ngạt mũi, khản tiếng … hoặc ho do nội thương hay gặp ở người già dương khí suy kém, chứng ho thường nặng khi trời lạnh.

VỊ THUỐC:

a.Bách bộ:

THUỐC HÓA ĐÀM CHỈ HO BÌNH XUYỄN BÁCH BỘ

Dùng rễ đã phơi sấy khô của cây bách bộ

Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hơi ấm

Quy kinh: vào phế

Công năng: nhuận phế, chỉ khái, sát trùng.

Chủ trị:

  • Chữa ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, người già bị ho
  • Chữa viêm họng, ho nhiều.
  • Bách bộ tẩm mật có tác dụng điều trị âm hư , lao thấu .
  • Tẩy giun kim, diệt cháy rận, ghẻ lở ( dùng ngoài )

Liều dùng: 8-16g / ngày.

Chú ý :

  • Tác dụng dược lý: alcaloid của bách bộ có khả năng giảm thấp sự hưng phấn của trung khu hô hấp do đó có tác dụng trị ho
  • Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết bách bộ có tác dụng kháng khuẩn mạnh, đối với vi khuẩn lao hoàn toàn bị ức chế.

b.Hạt củ cải ( lai bặc tử, lai phục tử )

THUỐC HÓA ĐÀM CHỈ HO BÌNH XUYỄN HẠT CỦ CẢI

Dùng hạt chín phơi sấy khô của cây cải củ

Tính vị: vị cay, ngọt, tính bình.

Quy kinh: vào phế, tỳ, vị.

Công năng: giáng khí hóa đàm, tiêu thực trừ trướng.

Chủ trị:

  • Chữa hen suyễn, ho do lạnh, nhiều đàm.
  • Chữa đầy bụng, do tiêu hóa kém thức ăn bị tích trệ, đại tiện bí kết, tiêu chảy , kết lỵ

Liều dùng: 6-12g / ngày.

Kiêng kỵ: những người khí hư không có thực tích, đàm trệ không nên dùng.

c.Hạnh nhân ( khổ hạnh nhân )

THUỐC HÓA ĐÀM CHỈ HO BÌNH XUYỄN HẠNH NHÂN hanh-nhan

Dùng nhân hạt quả mơ

Tính vị: vị đắng, tính hơi ấm.

Quy kinh: vào phế, đại trường.

Công năng: giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện.

Chủ trị:

  • Chữa ho hàn, đàm trắng, loãng.
  • Chữa viêm khí quản, ho, khí quản suyễn tức, đàm nhiều.
  • Nhuận tràng, chữa táo bón do tân dịch không đủ.

Liều dùng: 4-12g/ ngày.

Kiêng kỵ: những người ỉa chảy không nên dùng.

Chú ý:

  • Do có chất độc ( HCN ) cho nên không dùng quá liều, không dùng cho trẻ em.
  • Khi phối hợp với các thuốc khác, sắc các thuốc gần được mới cho hạnh nhân vào.

d.Cát cánh

THUỐC HÓA ĐÀM CHỈ HO BÌNH XUYỄN CÁT CÁNH cat-canh-kho

Dùng rễ phơi sấy khô của cây cát cánh

Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi ấm.

Quy kinh: vào phế.

Công năng: ôn phế tán hàn, chỉ khái, trừ đàm, trừ mủ.

Chủ trị:

_ tuyên phế do cảm phong hàn gây phế khí bị ngưng trệ thành các chứng ho,ngạt mũi, khản tiếng , đau họng, tức ngực.

_ chữa ho, long đàm.

_ chữa mụn nhọt làm mủ không vỡ, các vết thương ngoại khoa nhiễm trùng ( dùng ngoài)

Liều dùng: 6-12g/ ngày.

c.2. Thuốc thanh phế chỉ khái

Thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng nhiệt, đàm nhiệt.

Do táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ra ho, đàm dính, ho khan, mặt đỏ, miệng khát, đại tiện táo, miệng khát, đại tiện táo, người sốt khó thở, lưỡi vàng dày, mạch phù sác.

Hay gặp ở bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi..

VỊ THUỐC:

  1. Tiền hồ

Tiền hồ

Dùng rễ phơi khô của cây bạch hoan tiền hồ

Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào phế, tỳ.

Công năng: tán phong, thanh nhiệt, giáng khí, trừ đàm.

Chủ trị:

  • Chữa cảm mạo phong nhiệt, dẫn đến đau đầu, sốt, ho
  • Chữa ho, nhiều đàm, suyễn, đàm vàng, đặc dính

Liều dùng: 6-12g/ ngày.

Kiêng kỵ: không dùng cho thể âm hư dẫn đến ho khan, hoặc ho đàm hàn, loãng.

  1. Tang bạch bì ( vỏ rễ dâu )

Tang bạch bì ( vỏ rễ dâu )

Dùng vỏ rễ đã cạo lớp vỏ ngoài, phơi hay sấy khô của nhiều cây dâu tằm

Tính vị: vị ngọt, tính hàn.

Quy kinh: vào phế

Công năng: thanh phế, bình suyễn, lợi thủy, tiêu thũng .

Chủ trị: chữa ho, hen, đàm nhiều do viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi.

Lợi tiểu, trừ phù thũng, tiểu tiện khó khăn( dùng bài ngũ bì ẩm hoặc tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g )

Liều dùng: 6-12g/ ngày.

Kiêng kỵ: ho do phế hàn không nên dùng

Chú ý: dùng sống hoặc tẩm mật sao.

  1. Tỳ bà diệp

Tỳ bà diệp

dùng lá phơi hoặc sấy khô của cây tỳ bà ( cây nhót tây, nhót nhật bản)

Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn( bình )

Quy kinh: vào phế , vị.

Công năng: thanh phế chỉ ho, giáng nghịch , trừ nôn

Chủ trị:

Chữa ho do phế nhiệt, khó thở, tức ngực, đàm khó khạc.

Chữa nôn, nấc do vị nhiệt.

Chỉ khát, chữa nóng bứt dứt, miệng khát do nhiệt gây mất tân dịch.

Liều dùng : 6- 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: ho do hàn không nên dùng

Chú ý: khi dùng vị tỳ bà diệp phải trải sạch các lông mịn ở mặt lá.

4.Mướp

Mướp

Dùng các bộ phận trên mặt đất của cây mướp : thân mướp, lá mướp, xơ mướp..

Tính vị: vị hơi đắng, chua, tính mát ( lá và dây )

Vị hơi ngọt, tính bình ( xơ )

Quy kinh: vào phế

Công năng: thanh phế, chỉ khái, trừ đàm, giải độc.

Chủ trị:

Thân và lá mướp chữa ho, đàm cấp hoặc mạn tính trong bệnh viêm phế quản . có thể dùng quả mướp non để chữa ho hen.

Dùng thân mướp khô sao đen trị tắc ngạt mũi, viêm mũi ( mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần )

Giải độc chỉ huyết : lá tươi giã đắp nát vào chỗ viêm loét , sưng đau, hoặc nghiền bột để cầm máu bên ngoài.

Thông kinh hoạt lạc: ( dùng sơ mướp) sườn đau tức hoặc đau khớp.

Liều dùng: thân mướp 40-80g/ ngày.

Lá mướp : 12-20g/ ngày.

Xơ mướp : 8-12g/ ngày.

  1. thuốc bình xuyễn
  2. Ma hoàng ( xem phần thuốc tân ôn giải biểu )
  3. Cà độc dược ( mạn xà la hoa )

Dùng hoa và lá cây cà độc dược

Có loại cây hoa trắng hoặc loại cây cuống lá tím, hoa có đốm tím 2 loại này có mọc ở miền núi và đồng bằng

Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm.

Quy kinh: vào phế, can, vị.

Công năng: binhg xuyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống.

Chủ trị:

  • Ho xuyễn khò khè( hen phế quản ) : dùng lá hoa khô thái nhỏ thành sợi ( 0,4g ) cuốn lại như điếu thuốc lá và hút cắt được cơn hen( chỉ dùng cho người lớn )
  • Giảm đau: trị đau dạ dày, đau khớp, dùng liều 0,4g sắc uống hoặc dùng 12g sắc, xông và rửa chỗ khớp bị đau.
  • Chữa rắn cắn: dùng quả tươi giã đắp vào chỗ rắn cắn, ngoài ra còn đắp vào chỗ mụn nhọt hoặc chấn thương.

Liều dùng: 0,2g/lần( bột, lá )_0,6g/24h; dùng liều lượng này cho cao lỏng

Kiêng kỵ:

Cồn lá khô 1/10, liều tối đa cho người lớn 2g/lần,

6g/ 24h; . liều trung bình cho người lớn 0,5g/ lần, 2g/ ngày.

Không dùng vị thuốc này cho trẻ dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai.

3 . Bạch quả

Bạch quả tươi Bạch quả khô

Dùng hạt già phơi sấy khô của cây ngân hạnh hay bạch quả

Tính vị: vị ngọt, đắng, sáp, tính bình có độc.

Quy kinh: vào phế, vị.

Công năng: bình xuyễn, hóa đàm, thu sáp, chỉ đới

Chủ trị:

  • Chữa ho, hen xuyễn phối hợp với ma hoàng, hanh nhân.
  • Chữa tiểu tiện nhiều, tiểu tiện đục, đái dằm, chữa khí hư, bạch đới có thể phối hợp với tỳ giải, xa tiền, chi tử.

Liều dùng: 6-12g/ ngày.

Chú ý: bạch quả sống có độc, cần phải qua chế biến.

Chế biến: thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài, rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô

Bào chế: bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.

Kiêng kỵ: không dùng sống vì có độc.

Phòng khám đông y Vũ Gia Đường
Địa chỉ:  Số 5A- ngõ 122- Kim Giang- Đại Kim- Hoàng Mai- Hà Nội
BS Linh: 0906.799.222 hoặc 0936.244.940

Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về cây thuốc chữa bệnh:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *