CHƯƠNG 9 THUỐC TẢ HẠ VỊ THUỐC ĐÔNG Y

CHƯƠNG 9 THUỐC TẢ HẠ VỊ THUỐC ĐÔNG Y:

Đại cương

Thuốc tả hạ hay còn gọi là thuốc xổ; là những thuốc có tác dụng thuông lợi đại tiện. thuốc có khả năng làm tăng nhu động vị đại tràng, đặc biệt đại tràng mà gây ra đại tiện lỏng; mặt khác do bản chất giữ nước của thuốc mà gây hoạt tràng.

  1. Tác dụng chung
  • Thuốc đại tiện, dẫn trích tuệ: chữa táo bón.
  • Tả hỏa giải độc: thông qua việc tả hạ để loại trừ hỏa độc, nhiệt độc còn lưu tích trong vị tràng, do đó mà các tạng phủ trong cơ thể được hoãn giải. vì vậy mà thuốc tả hạ được dùng để chữa chứng đau mắt đỏ, đau họng, đau lợi, mụn nhọt, chữa chứng sốt cao gây vật vã mê sảng…
  • Chữa phù thũng do nước bị giữ lại kèm theo táo bón.
  • Kết hợp với thuốc khử trùng để tẩy giun.
  1. Những chú ý khi dùng thuốc tả hạ:
  • Cường độ của thuốc tả hạ có liên quan đến liều lượng: lượng nhỏ thì nhuận hạ, lượng lớn thì công hạ.
  • Phối ngũ thuốc: thuốc tả hạ phối hợp với thuốc lý thì sức tả hạ mạnh; nếu phối hợp với cam thảo sức tả hòa hoãn hơn.
  • Với liều lượng cần chú ý: nếu dùng quá liều dẫn đến nôn, đau bụng, dùng liên tục cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa của vị tràng.
  • Với trường hợp người già dương khí suy, phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ có thai không được dùng thuốc công hạ, nên dùng thuốc nhuận hạ.
  1. Phân loại
  • Thuốc công hạ gồm: hàn hạ và nhiệt hạ.
  • Thuốc nhuận hạ.
  1. Các vị thuốc
  2. Thuốc hàn hạ

Các thuốc trong nhóm này phần lớn có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thông đại tiện, tả hỏa, được dùng trong các trường hợp nhiệt thực bí kết, trong cơ thể thực nhiệt ngưng trệ, đại tiện bí táo, dẫn đến đau bụng, sốt cao, mê sảng, chân tay ra mồ hôi, mồ hôi đỏ, miệng khát.

  1. Đại hoàng (tướng quân)

Đại hoàng (tướng quân) thuốc tả hạ

Dùng thân rễ đã cạo vỏ và phơi sấy khô của cây đại hoàng.

Tính vị: vị đắng, tính lạnh

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại tràng, can, tâm bào.

Công năng: tả nhiệt thông thường, lương huyết, giải độc, trục ứ thông kinh.

Chủ trị:

  • Thanh trường thông tiện: chữa số cao gây táo bón, thậm trí sốt cao, mê sảng, phát cuồng.
  • Tả hỏa giải độc: chữa trứng chảy máu do sốt cao như nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu… (cầm máu dùng đại hoàng than)
  • Trục ứ thông kinh: chữa bế kinh, thống kinh, chấn thương ứ huyết sung đau.
  • Chữa chứng hoàn đản nhiễm trùng.
  • Chữa mụn nhọn, lở loét mồm miệng (dùng thục đại hoàng).

Liều dùng: 4-6 g/ngày là liều nhuận tràng. 8-20 g/ngày là liều tẩy. 0,1-0,5 g/ngày là liều dùng cho trường hợp kém ăn.

Kiêng kỵ: không có uất tích đọng thì không nên dùng. Phụ nữ có thai không được dùng.

  1. Mang tiêu (phác tiêu, huyền minh phấn)

Mang tiêu (phác tiêu, huyền minh phấn)

Là thể kết tinh của sunfat natri thiên nhiên.

Tính vị: vị mặn, đắng; tính lạnh.

Quy kinh: vào kinh vị, đại tràng, tam tiêu.

Công năng: thanh trường thông tiện, hạ hỏa giải độc.

Chủ trị:

  • Dùng khi vị tràng thực nhiệt, đại tràng bí kết.
  • Dùng trong trường hợp đau mắt đỏ, mồm miệng lở loét, mụn nhọn, đau họng.

Liều dùng: 10-20 g/ngày.

Kiêng kỵ: không có thực nhiệt thì không nên dùng. Phụ nữ có thai không được dùng.

  1. Lô hội

Lô hội tươi Lô hội khô

Dùng chất cô đặc và sấy khô, lấy từ lá khô cây lô hội.

Tính vị: vị đắng, tính lạnh.

Quy kinh: vào kinh can, vị, đại trường.

Công năng: thanh can nhiệt, thông tiện.

Chủ trị:

  • Thanh trường thông tiện: dùng khi vị trường thực nhiệt tân dịch không đủ dẫn đến đại tiện bí táo, tâm phiền.
  • Thanh can giáng hỏa: dùng khi can đởm thực nhiệt mắt đỏ sưng đau, chóng mặt đau đầu.
  • Sát trùng: tẩy giun đũa (lô hội 4g, sử quân tử 20g tán bột uống 8g/ngày lúc đói)
  • Giải độc, trị mụn nhọn, lở loét.
  • Dùng giải độc ba đậu.

Liều dùng: 1-2 g/ngày ( dùng để tẩy).

Kiêng kỵ: tỳ vị suy yếu, đang ỉa lỏng, phụ nữ có thai không được dùng.

  1. Thuốc nhiệt hạ

Loại thuốc này dùng cho các loại bí đại tiện do thực hàn bên trong cơ thể hàn ngưng tích trệ, nhu động ruột bị giảm, phân khó thải.

Triệu trứng thường biểu hiện đau bụng dưới, chân tay lạnh, miệng không khát, thích ấm, sợ lạnh, nước tiểu nhiều mà trong.

  1. Ba đậu (ba nhân)

ba-dau-tuoi-ba-nhan ba-dau-kho-ba-nhan

Là hạt phơi khô của cây ba đậu.

Đông y thường dùng ba đậu chế, còn gọi là ba đậu sương; là hạt ba đậu sau khi đã ép hết dầu đi rồi.

Tính vị: vị cay; tính nhiệt.

Quy kinh: vào kinh vị, đại trường.

Công năng: tả hàn tích, trục đờm, hành thủy.

Chủ trị:

  • Ôn tràng thông tiện: dùng khi thức ăn bị tích trệ trong ruột do tỳ vận hóa không tốt, đại tiện bí táo (dùng ba đậu sương, can khương, đại hoàng, lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, làm viên, mỗi lần uống 0,5-1 g).
  • Trục thủy tiêu thũng: chữa phù do xơ gan cổ trướng.
  • Chữa đờm nhiều, gây khó thở.

Liều dùng: không dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.

Chú ý: kinh nghiệm chữa ngộ độc ba đậu, uống nước đậu xanh, đậu đen, nước hoàng liên, lô hội để giải độc.

  • Thuốc nhuận hạ

Tác dụng: vị thuốc phần lớn là hạt có dầu, có khả năng hoạt tràng thúc đẩy việc tống phân ra ngoài.

Dùng cho những người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người già thể hư nhược, đồng thời dùng cho những người thường xuyên bí đại tiện, mang tính chất tập quán.

Phối hợp thuốc: nếu do nhiệt quá, tân dịch hao tổn, thì dùng phối hợp với thuốc dưỡng âm; nếu kèm theo chứng huyết hư thì dùng phối hợp với thuốc bổ huyết; nếu kèm theo chứng khí trệ thì dùng phối hợp theo thuốc hành khí.

  1. Ma nhân (vừng đen)

ma-nhan-vung-den

Dùng hạt lấy từ cây vừng.

Tính vị: vị ngọt, tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại trường.

Công năng: bổ can thận, nhuận tràng, lợi sữa.

Chủ trị:

  • Bổ can thận, dưỡng huyết, dùng cho người thiếu máu, huyết hư, chức năng thận kém, tóc bạc sớm (vừng đen, hà thù ô đỏ lượng bằng nhau, tán mịn, làm thành hoàn).
  • Nhuận trang thông tiện: ngày dùng 40-60 g.
  • Lợi tiểu, trừ phù thũng.
  • Lợi sữa: vừng đen sao qua, cho phụ nữa sau sinh ít sữa ăn hàng ngày.
  • Chữa nôn do sốt cao gây vị nhiệt.

Liều dùng: 12-60 g/ngày.

Chú ý: theo kinh nghiệm trong dân gian người ta còn dùng nước sắc hoa và rễ vừng để làm thuốc móc tóc và làm cho tóc đen lâu.

  1. Mật ong

Mật ong

Là mật của ong mật gốc Á.

Tính vị: vị ngọt; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, phế, vị, đại trường.

Công năng: nhuận tràng, giải độc, giảm đau, chữa ho.

Chủ trị:

  • Nhuận tràng chữa táo bón: 30ml mật ong pha với khoảng 100ml nước ấm, uống buổi sang trước khi ăn; hoặc 30ml mật ong, 8g phác tiêu pha với khoảng 100ml nước ấm, uống buổi sang trước khi ăn; hoặc dùng từ 5-10 ml mật ong để thụt hậu môn chữa táo bón.
  • Nhuận phế chỉ ho (hạnh nhân 12g, gừng 4g, mật ong 10g)
  • Giảm các cơn đau nội tạng như đau dạ dày (mật ong và cam thảo sắc uống)
  • Dùng ngoài chữa mụn nhọt, vết thương, vết loét.
  • Chữa tưa lưỡi cho trẻ em.
  • Thuốc bổ, dùng cho những người hư nhược.
  • Mật ong còn dùng trong bào chế thuốc.

Liều dùng: 15-30 g/ngày.

Chú ý:

  • Mật ong dùng để nhuận tràng thì dùng mật tươi; mật dùng để chữa ho thì dùng mật luyện.
  • Mật ong kỵ hành.
  1. Chút chít (cây lưỡi bò)

Chút chít cây lưỡi bò

Dùng lá và rễ cây chút chít.

Tính vị: vị đắng nhẹ; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: nhuận tràng.

Chủ trị:

  • Nhuận tràng chữa táo bón, dùng khi ăn uống không tiêu, thức ăn bị tích trệ.
  • Nhuận gan, lợi mật, chữa vàng da.
  • Dùng ngoài chữa hắc lào, lang ben.

Liều dùng: 15 – 30 g/ngày. Lá tươi có thể dùng đến 80g.

Phòng khám đông y Vũ Gia Đường
Địa chỉ:  Số 5A- ngõ 122- Kim Giang- Đại Kim- Hoàng Mai- Hà Nội
BS Linh: 0906.799.222 hoặc 0936.244.940

Chi tiết xin liên hệ để có những hiểu biết tốt nhất về cây thuốc chữa bệnh:

DAT-HANG-TRUC-TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *